Đầu trẻ sơ sinh có rãnh do đường khớp sọ thóp trước của bé đóng quá sớm. Một số trường hợp đường rãnh trên đầu trẻ sơ sinh rất hẹp và không cần điều trị đặc hiệu. Nhưng với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì nó có thể là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển và phát sinh Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề trong học tập, hành vi và thị lực.
Nội dung bài viết:
- Hộp sọ đầu trẻ sơ sinh bình thường thế nào?
- Thế nào là tình trạng đầu trẻ sơ sinh có rãnh?
- Trong trường hợp này trẻ có ổn không?
- Những câu hỏi có thể đặt cho bác sĩ nhi khoa
Hộp sọ đầu trẻ sơ sinh bình thường như thế nào?
Trước khi tìm hiểu thêm về đầu trẻ sơ sinh có rãnh, chúng ta nên hiểu về hộp sọ của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh được sinh ra với năm xương chính của hộp sọ: hai xương trán, hai xương đỉnh đầu và một xương chẩm. Nơi những xương này gặp nhau được gọi là đường khớp sọ. Đường khớp sọ là khớp đặc biệt của xương sọ và đóng một số vai trò quan trọng đối với trẻ:
- Cho phép đầu bé lọt qua ống sinh trong quá trình mẹ lâm bồn.
- Tạo điều kiện cho hộp sọ phát triển nhanh chóng trong vài năm đầu đời để đáp ứng với bộ não phát triển nhanh chóng.
Khi trẻ lớn lên và phát triển thì các đường khớp sọ này dần đóng lại. Và khi ấy, hộ sọ sẽ ở trong hình dạng hoàn chỉnh.
Hộp sọ trẻ sơ sinh khi chào đời vẫn chưa khép hoàn toàn (Nguồn ảnh: Vinmec)
Bài viết liên quan:
Mẹ có nên lo lắng khi đầu trẻ sơ sinh bị dài khác thường?
Tình trạng đầu trẻ sơ sinh có rãnh là như thế nào?
Khi có đường rãnh trên đầu trẻ sơ sinh tức là:
- Đường khớp sọ thóp trước của bé đóng quá sớm
- Đầu trẻ sơ sinh có rãnh đáng chú ý kéo dài dọc giữa trán.
- Trán của bé trông hơi hẹp lại.
- Đôi mắt của con có xu hướng gần nhau.
- Mặt trước của hộp sọ có thể hơi nhọn và giống hình tam giác.
Tiến sĩ – bác sĩ Lê Thị Khánh Vân – giảng viên chính bộ môn nhi Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nguyên trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM – cho biết hộp sọ trẻ không phải là khối tròn ngay từ khi sinh ra mà là sự kết hợp của nhiều mảnh xương gọi là đường khớp sọ. Các khớp sọ khi mới sinh chưa gắn lại với nhau mà vẫn có khoảng trống. Nếu khớp sọ gắn kết không khéo léo thì sẽ tạo ra đường gờ. Thông thường khi bé được 2-3 tháng tuổi thì thóp sau sẽ đóng và thóp trước đóng khi bé được 14-15 tháng tuổi. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
Đầu trẻ sơ sinh có rãnh do chưa đóng thóp hoàn toàn (Nguồn ảnh: Vinmec)
Một số trường hợp đường rãnh trên đầu trẻ sơ sinh rất nhẹ mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể gây ra:
Lúc này bé cần được can thiệp y tế và phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định.
Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này thì con tôi có ổn không?
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng đường rãnh trên đầu trẻ sơ sinh có thể rất khác nhau, từ nhẹ và khó nhận thấy đến nghiêm trọng và có một số biến chứng.
Nếu thấy con có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ điều trị của con sẽ phải giải thích tình trạng của bé và đưa ra các khuyến nghị cụ thể và hướng tiếp theo cần làm.
Nếu thấy bất thường thì nên cho trẻ đến bệnh viện khám (Nguồn ảnh: Vinmec)
Việc bé có cần phải phẫu thuật hay không sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng ở thời điểm thăm khám.
Ví dụ: nếu chỉ có đường rãnh trên đầu trẻ sơ sinh ở vị trí trán mà không có các triệu chứng khác, thì có thể bé sẽ không cần điều trị y tế gì cả. Nhưng nếu gặp nhiều khó khăn hơn, bé có thể cần được phẫu thuật để ngăn chặn các vấn đề về sự phát triển của não và hộp sọ.
Bài viết liên quan:
Đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Gợi ý những câu hỏi phụ huynh có thể hỏi bác sĩ về tình trạng đầu trẻ sơ sinh có rãnh
Có thể ba mẹ đã biết rõ những điều mình muốn biết và cần hỏi bác sĩ. Nhưng vẫn tốt nhất là hãy ghi chép ra một cuốn sổ và mang chúng theo khi gặp bác sĩ để đảm bảo những thắc mắc sẽ được giải đáp đầy đủ.
Nếu bối rối, phụ huynh có thể tham khảo những câu hỏi sau:
- Làm thế nào để chẩn đoán chính xác tình trạng này?
- Có bất kỳ triệu chứng hay tình trạng nào khác đang xảy ra với bé không?
- Hiện tình trạng đường rãnh trên đầu trẻ sơ sinh của ba mẹ đã tiến triển đến mức nào?
- Bé có cần phải điều trị y tế không? Có cần thiết phải phẫu thuật không?
- Nhìn chung thì với tình trạng này thì tương lai con bạn sẽ như thế nào? Tức là có phát triển bình thường như những đứa trẻ khác không? Hay có gì khác ba mẹ cần phải chấp nhận và chú ý?
- Liệu con có cần hỗ trợ cho bất kỳ vấn đề y tế liên quan nào không?
- Phụ huynh có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong thói quen hàng ngày của con không?
- Tôi nên giải thích tình trạng của con mình với người khác như thế nào?
- Nếu muốn tìm hiểu thêm về tình trạng này, có thể đọc thêm sách nào hay tham khảo ở những nguồn thông tin nào?
Trên tất cả, điều quan trọng là ba mẹ phải chia sẻ hết những thông tin và quan sát thấy được ở con với bác sĩ điều trị. Và đặc biệt là phải bình tĩnh, vì có như thế ba mẹ mới có đủ sức lực và tinh thần để đồng hành cùng con.
Nguồn tham khảo: Đường gờ dọc trán trẻ có nguy hiểm? – tuoitre
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!