Đầu nhũ hoa có hạt trắng khi mang thai là hiện tượng rất bình thường bởi những nốt sần này là một dạng tuyến bã chuyên sản sinh dầu. Để có thêm kiến thức về sự thay đổi cơ thể của phụ nữ khi mang thai, mời các mẹ theo dõi bài viết dưới đây nhé!
- Sự thay đổi của nhũ hoa khi phụ nữ mang thai
- Hạt trên quầng vú rất quan trọng
- Những hạt trắng này có biến mất không?
- Cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai
- Tiết sữa non khi mang thai khi vào lúc nào là bình thường?
- Khi nào mẹ bầu nên đi khám?
Sự thay đổi của nhũ hoa khi phụ nữ mang thai
Bên cạnh sự to lên của ngực, đầu nhũ hoa (núm vú) cũng có sự thay đổi theo.
Đầu vú thay đổi kích thước và màu sắc
Đầu ngực to bất thường là do đâu? Bạn có thể thấy rõ các tĩnh mạch ở vùng da của ngực. Đồng thời nhận thấy đầu vú của bạn có thể trở nên lớn hơn và sậm màu hơn khi bạn mang thai. Sau một vài tháng đầu, quầng vú – phần sắc tố bao quanh đầu vú của bạn – cũng sẽ lớn hơn và sậm màu hơn. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của cơ thể người mẹ.
Mặt cắt vú ở phụ nữ trưởng thành.1. Lồng ngực 2. Cơ ngực lớn 3. Thùy 4. Núm vú 5. Quầng vú 6. Ống dẫn sữa (tuyến vú) 7. Mô mỡ 8. Da (Nguồn ảnh: Wikipedia)
Bạn có thể chưa biết:
Xuất hiện những hạt trắng trên đầu nhũ hoa
Khi hệ thống tuần hoàn tăng hoạt động, các tĩnh mạch nổi to lên gọi là lưới tĩnh mạch Haller, nhìn thấy như “gân xanh” ở ngay dưới da ngực. Một sự thay đổi mà hầu hết phụ nữ đều nhận thấy ở núm vú khi mang thai đó là sự xuất hiện của những nốt sần nhỏ li ti, nhìn như đầu nhũ hoa có mụn trắng.
Lúc này, trong đầu nhũ hoa có chất màu trắng khi mang thai. Đây là hiện tượng rất bình thường bởi những nốt sần này là một dạng tuyến bã chuyên sản sinh dầu – còn được gọi là các hạt Montgomery. Chúng hoạt động mạnh mẽ và nở lớn hơn khi mang thai.
Bạn đừng dại dột kỳ cọ mà gây xây xát. Sau này, em bé của bạn rúc vào ngực mẹ tìm vú, bé sẽ chạm môi vào những hạt Montgomery này, chúng sẽ báo cho nhũ hoa tiết sữa, đồng thời còn tiết ra mùi đặc trưng giúp bé tìm đến đúng đầu ti mẹ.
(Nguồn ảnh: pexels.com)
Những hạt trắng này có biến mất không?
Câu trả lời là có. Khi các mẹ cai sữa cho con những hạt trắng này sẽ quay lại trạng thái ban đầu như khi chưa có thai. Một số mẹ có thể vẫn gặp tình trạng này. Khi đó mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn làm một số thủ thuật nhé.
Bạn có thể chưa biết:
Mách mẹ bầu 3 nguyên nhân và 7 cách trị tình trạng ngứa ngực khi mang thai
Cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai
Mẹ hãy thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực kỹ càng. Mỗi ngày mẹ nên dùng nước ấm và khăn mềm để rửa sạch núm vú, loại bỏ những chất khô tiết ra và tích tụ xung quanh núm vú.
Mẹ nhớ hạn chế dùng xà phòng để vệ sinh vùng ngực vì hóa chất trong đó dễ làm khô, nứt núm vú. Tranh thủ lúc da đang mềm khi tắm, mẹ cũng có thể nặn nhẹ đầu vú cho ra một ít sữa non giúp các lỗ tiết sữa thông thoáng, sau này không bị tắc sữa.
Nếu nhận thấy núm vú ở một bên hay cả hai bên bị thụt vào trong, mẹ cần cần xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sau này. Mẹ bầu hãy rửa sạch đầu vú và bầu vú, sau đó nhẹ nhàng kéo lên xuống, sang trái và phải, cẩn thận kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Mẹ thực hiện thao tác này nhiều lần, mỗi lần 5 phút.
Mẹ cũng cần thường xuyên massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa sau này.
(Nguồn ảnh: pexels.com)
Tiết sữa non khi mang thai khi vào lúc nào là bình thường?
Theo BSCK II Nguyễn Đình Tời – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, việc tiết sữa non khi mang thai là bình thường nếu xuất hiện từ tháng thứ 6 trở đi. Dấu hiệu nhận biết là mẹ sẽ thấy xuất hiện những gợn màu trắng ở đầu ti, cho biết mẹ chuẩn bị tiết sữa non. Vài ngày sau mới là hiện tượng tiết sữa non thật sự. Sữa non lúc này sẽ có màu vàng, đặc dính.
Nếu sữa non tiết trong tháng 5 thai kỳ hoặc sớm hơn thì mẹ cần đi khám vì đó có thể là dấu hiệu cho biết thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Khi nào mẹ bầu nên đi khám?
Những hạt này mặc dù chứa thành phần kháng khuẩn nhưng khả năng nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra. Khi bị viêm nhiễm, bạn nữ sẽ thấy các hạt xung quanh nhũ hoa đau, sưng đỏ. Trong những trường hợp này, chị em cần đến bệnh viện gặp bác sĩ, để được thăm khám và tìm cách xử trí thích hợp.
Ngoài các nguyên nhân trên, đầu vú có đốm trắng còn là hiện tượng nhiễm trùng. Nhiễm trùng vú ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho con bú, khiến mẹ và bé gặp phải những bệnh như: Nhiễm trùng nấm men, mụn rụp, áp xe dưới quầng vú,… Khi đầu vú xuất hiện các đốm trắng kèm theo một số triệu chứng khác thường, mẹ nên ngừng việc cho con bú và tới ngay trung tâm y tế, trao đổi với bác sĩ để tìm lời khuyên và cách xử lý đúng.
Theo theAsianparent Singapore, Cách vệ sinh đầu ngực khi mang thai 3 tháng cuối để giảm tắc sữa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!