X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần, mẹ có cần lo lắng

Mất 6 phút để đọc
Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần, mẹ có cần lo lắng

Nếu tình trạng xảy ra kèm theo các biểu hiện ốm nghén cũng không còn, xuất huyết âm đạo, chóng mặt, bụng dưới đau dữ dội, ngất xỉu,.... thì chị em cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không là thắc mắc chung của không ít mẹ bầu. Theo đó, tình trạng này là bình thường ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, việc nắm được các nguyên nhân gây đau ngực, cũng như cách chăm sóc ngực khi mang bầu cũng là những điều rất cần thiết đối với chị em trong các giai đoạn thai kỳ.

  • Tình trạng đau ngực khi mang thai
  • Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần có sao không?
  • Một số cách chăm sóc ngực khi mang thai

Tình trạng đau ngực khi mang thai

Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần, mẹ có cần lo lắng

Sự mất cân bằng hormone trong thời gian mang thai chính là thủ phạm chính gây ra các cơn đau tức ngực ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

  • Khó tiêu: Đây là một trong những lý do rất phổ biến khiến chị em bị đau ngực khi mang thai. Triệu chứng này thường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Ợ nóng: Do thói quen ăn uống không lành mạnh, hoặc do nồng độ hormone progesterone tăng làm giãn cơ trơn tử cung và van ngăn cách dạ dày – thực quản, khiến cho axit dạ dày trào ngược lên trên.
  • Kích thước ngực thay đổi: Ngực to lên khi có thai làm các khớp và cơ ngực thay đổi, khiến mẹ bầu cảm thấy đau và khó chịu.
  • Căng cơ ngực: Các dây chằng và cơ bắp ở vùng ngực thường căng lên khi mang thai. Hơn thế, khi bé càng lớn thì tử cung sẽ càng mở rộng, tạo áp lực lên cơ hoành, xương sườn, dẫn đến tình trạng đau ngực phải.
  • Nhiễm trùng ngực: Xuất phát từ những căn bệnh có liên quan đến đường hô hấp.
  • Căng thẳng: Lo lắng, căng thẳng khi mang thai cũng có thể khiến chị em bị đau ngực.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Ngoài ra, cơn đau ngực của thai phụ còn có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, phình động mạch vành, chứng nghẽn mạch máu, hen suyễn, bóc tách động mạch chủ, bệnh tim bẩm sinh,…

Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần có sao không?

Có thể nhận thấy, trong đầu giai đoạn mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng căng tức và đau ngực do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Cơn đau này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, giảm dần trong tam cá nguyệt thứ 2 và quay trở lại vào những tháng cuối thai kỳ. Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần, mẹ có cần lo lắng

Một số trường hợp chị em không cảm thấy đau, hoặc chỉ đau nhẹ trong những tuần đầu, sau đó thì hoàn toàn không còn đau nữa:

  • Nếu xảy ra hiện tượng ngực đột nhiên hết căng đau khi mang thai 5 tuần nhưng vẫn có những biểu hiện khác như buồn nôn, ốm nghén, người mệt mỏi, khẩu vị thay đổi, dị ứng với mùi,… và không có dấu hiệu lạ khác thì đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, không nguy hiểm.
  • Tuy nhiên, khi tình trạng này xảy ra kèm theo các biểu hiện ốm nghén cũng không còn, xuất huyết âm đạo, chóng mặt, bụng dưới đau dữ dội, ngất xỉu,…. thì chị em cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời. Trong trường hợp xấu nhất, thai nhi rất có thể đã ngừng phát triển, thậm chí là chết lưu.

Một số cách chăm sóc ngực khi hết đau ngực khi mang thai 5 tuần

Sau khi đã biết hết đau ngực khi mang thai 5 tuần có nguy hiểm hay không, thì việc chăm sóc đúng cách cho vùng ngực trong giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc giúp chị em không bị mất dáng ngực, việc chăm sóc này còn nhằm đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé sau này.

1. Massage vòng một

Thực hiện massage ngực bằng tay hoặc bông gòn mềm sẽ rất có lợi cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh vùng núi đôi, đồng thời giúp nâng cao quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu, kích thích quá trình tiết sữa sau khi sinh.het-dau-nguc-khi-mang-thai-5-tuan

2. Tắm nước lạnh

Việc tắm bằng nước lạnh trong thời gian ngắn sẽ giúp cho vòng một của mẹ bầu có sức căng, quá trình sinh lý của ngực cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn so với việc tắm nước lạnh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng cách này vào những ngày thời tiết khô ráo, nhiệt độ cao để tránh bị cảm lạnh.

3. Chọn áo ngực bà bầu phù hợp

Mẹ bầu nên chọn những loại áo ngực làm từ chất liệu mềm mại, dễ thông hơi, mặt trong êm ái để không gây kích ứng và có thể bảo vệ vùng ngực khỏi những tổn thương, cũng như chống chảy xệ. Nên hạn chế những loại áo ngực có gọng nhằm tránh gây đau cho chân ngực khi bụng mẹ ngày một lớn lên.

4. Vệ sinh ngực

Các mẹ bầu nên tiến hành vệ sinh vòng một của mình ít nhất một lần mỗi ngày. Theo đó, sau khi tắm, mẹ hãy vệ sinh nhũ hoa bằng nước ấm và dùng khăn mềm để loại bỏ các tế bào chết. Nếu sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm, mẹ đừng quên rửa lại thật sạch để núm vú không bị nứt nẻ và khô rát nhé.het-dau-nguc-khi-mang-thai-5-tuan

5. Chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm chứa cồn và cafein như rượu, bia, cà phê, nước ngọt, cacao,… và một số loại thuốc giảm đau. Điều này không những tốt cho sức khỏe thai kỳ của mẹ, mà còn giúp giảm bớt tình trạng căng tức, khó chịu vòng một.

Hạn chế dầu mỡ, đồng thời bổ sung canxi, Vitamin B, C trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp giảm thiểu việc sản sinh hormone prolactin, một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau nhũ hoa.

Như vậy, nếu hết đau ngực khi mang thai 5 tuần mà không kèm theo những biểu hiện bất thường thì mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, mẹ đã có thêm những thông tin thật sự hữu ích về cơn đau ngực trong thời gian mang bầu, cũng như việc chăm sóc vòng một đúng cách. Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Đỗ Vy

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần, mẹ có cần lo lắng
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it