Đau lưng đau bụng có thai không là câu hỏi của nhiều chị em nhất là sau khi vừa trải qua chuyện quan hệ với người khác giới. Trên thực tế mặc dù đó cũng là những dấu hiệu cần lưu tâm nhưng chỉ dựa vào việc đau lưng và đau bụng thì không đủ cơ sở để kết luận chuyện mang thai.
- Đau lưng, đau bụng có thai không? Khả năng như thế nào?
- Phân biệt đau bụng dưới và đau bụng kinh
- Các trường hợp đau bụng đau lưng nhưng không mang thai
Đau lưng đau bụng có thai không? Khả năng như thế nào?
Khi việc thụ thành còn, phôi thai bắt đầu hình thành trong cơ thể người phụ nữ, cũng là lúc nhiều dấu hiệu bất thường diễn ra trong và ngoài cơ thể. Những dấu hiệu này xuất hiện phần lớn xuất phát từ việc nồng độ các nội tiết tố tăng đột biến để vận hành cơ thể làm quen và bảo vệ “nhân vật lạ” đang xuất hiện trong bụng mẹ. Trong đó, đau lưng và đau bụng, cụ thể là đau bụng dưới cũng được coi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, thường xuất hiện trong 1 – 2 tuần đầu sau khi có thai.
(Nguồn: Freepik)
Về triệu chứng đau lưng, do khi có thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai khiến phụ nữ bắt đầu cảm nhận các cơn đau ở vùng sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần, những cơn đau lưng cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Về triệu chứng đau bụng, khi có thai những cơn đau bụng âm ỉ xuất hiện ở phần bụng dưới là do sự sản sinh và hoạt động của các nội tiết tố trong cơ thể.
Tuy nhiên triệu chứng đau bụng mang thai dễ bị lầm tưởng với đau bụng tiền kinh nguyệt. Vì vậy, như đã nói, nếu chỉ dựa vào đau lưng và đau bụng, khó có thể kết luận chính xác phụ nữ có mang thai hay không. Tốt nhất nên quan sát liệu có xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm kèm theo như ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực, thay đổi khẩu vị ăn uống, đi tiểu nhiều, táo bón… hay không. Nếu có tất cả những triệu chứng đó kèm theo đau bụng và đau lưng thì bạn nên chuẩn bị cho việc thử thai bằng các phương pháp tin cậy hơn rồi đấy.
Xem thêm:
Bà bầu có được ăn sương sâm, ăn sương sâm có tốt cho mẹ và thai nhi?
Phân biệt đau bụng dưới và đau bụng kinh
Để giúp phụ nữ tự nhận biết việc có thai dễ dàng hơn qua dấu hiệu đau bụng, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cung cấp các dấu hiệu phân biệt giữa đau bụng kinh và đau bụng mang thai:
1. Đau bụng kinh
Đau bụng kinh diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt khi tử cung co bóp để thải ra chất đệm lót tử cung. Lúc này hormone prostaglandin gây nên các cơn cơ thắt tử cung dẫn đến đau bụng.
(Nguồn: Freepik)
Triệu chứng của đau bụng kinh là đau âm ỉ liên tục và co thắt phần bụng dưới. Thời gian bắt đầu đau là từ 1 – 3 ngày trước ngày có kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ sau đó giảm dần rồi hết trong vòng 3 ngày tiếp theo. Một vài trường hợp khi đến kỳ kinh, chị em có thể bị đau lan ra lưng và đùi, cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến buồn nôn, phân lỏng,… Một số người có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới, cơn đau xuất hiện khoảng 24 – 48 giờ trước khi có chu kỳ kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.
2. Đau bụng mang thai
Quá trình làm tổ của thai nhi trong bụng mẹ chèn các dây chằng dẫn đến việc đau bụng dưới cho người phụ nữ. Ngoài ra, dấu hiệu mang thai sớm còn là táo bón, đầy bụng, khó tiêu… do nội tiết tố sản sinh khi phụ nữ mang thai làm chậm các quá trình tiêu hoá. Đau bụng mang thai có thể đơn giản xuất phát từ tình trạng táo bón hay đầy bụng này.
Đau bụng mang thai thường là đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,… Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức. Tuy nhiên, trong thai kỳ, nếu bà bầu đau bụng dữ dội thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non,…
Xem thêm:
Chi phí đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ với chi tiết bảng giá cho mẹ tham khảo
Các trường hợp đau bụng đau lưng nhưng không mang thai
Trong trường hợp đã xác định không mang thai nhưng chị em vẫn tiếp tục có những triệu chứng đau lưng, đau bụng thì đây có thể là đấu hiệu của các bệnh lý sau mà chị em cần phải đến bệnh viện để thăm khám:
(Nguồn: Freepik)
- Viêm tụy: Tuyến tụy nằm ở phía sau dạ dày, khi phát bệnh sẽ kích hoạt những cơn đau dữ dội từ vùng bụng dưới lan ra vùng lưng. Bệnh lý có thể kèm theo các biểu hiện khác như sốt, buồn nôn, rối loạn nhịp tim….
- Bệnh về thận: Bệnh thường gặp nhất về thận chính là sỏi thận. Bệnh lý này xuất hiện gây tình trạng rối loạn chuyển hóa phát sinh khiến lượng canxi ứ đọng quá nhiều trong nước tiểu, dẫn đến tình trạng đau bụng dưới và đau lưng.
- Các bệnh phụ khoa: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng… là những bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng đến vùng lưng và bụng.
Đau lưng đau bụng có thai không? Thực tế cho thấy không thể kết luận khả năng mang thai của phụ nữ nếu chỉ dựa vào 2 dấu hiệu này. Chưa kể nhiều người còn có thể nhầm lẫn việc đau bụng kinh với đau bụng mang thai. Vì vậy chị em cần quan sát thêm các dấu hiệu thay đổi khác trên cơ thể chứ khoan vội kết luận nhé!
Nguồn thông tin: Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng do có thai – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!