Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh là điều các chị em phụ nữ thường rất muốn biết để chắc là mình mang thai và tiến hành các bước kiểm tra về sau. Trong lúc chờ đợi đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo để xem có bị trễ kinh hay không, dưới đây là các dấu hiệu mà chị em nên quan sát cơ thể của mình, những dấu hiệu này được đưa ra bởi PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội:
- Buồn nôn
- Thay đổi vùng ngực
- Đau lưng
- Đau bụng âm ĩ
- Những dấu hiệu bài tiết
- Những dấu hiệu ăn uống
- Cổ tử cung ẩm ướt và chảy máu âm đạo
- Cơ thể mệt mỏi
- Nhiệt độ cơ thể
- Tâm trạng thay đổi
1. Buồn nôn
Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh phải kể đến chính là buồn nôn. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai rất sớm trong 1-2 tuần đầu tiên sau khi quan hệ mà các chị em có thể để ý để có thể mua que về thử hoặc dùng các biện pháp xét nghiệm khác.
(Nguồn: Freepik)
Xem thêm:
Top 20 dấu hiệu khi mới mang thai chuẩn không cần chỉnh mẹ nào cũng cần biết
2. Thay đổi vùng ngực
Chị em có thể cảm nhận sự thay đổi ở vùng ngực nếu nghi ngờ mình có thai. Vùng ngực của phụ nữ đã mang thai thường sưng, đau; núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra; quầng vú lớn hơn. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ.
3. Đau lưng
Các con đau ở vùng sống lưng là một trong những dấu hiệu mà chị em cũng có thể lưu tâm nếu nghi ngờ mình có thai, đặc biệt với những ai có thể trạng trạng khoẻ mạnh, chưa từng có tiền lệ đau lưng khi đến kì kinh nguyệt hoặc bị bệnh về cột sống. Bỏi lẽ khi có thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai khiến chị em sẽ cảm nhận được các cơn đau ở vùng này.
(Nguồn: Freepik)
4. Đau bụng âm ĩ
Khi có bầu, những cơn đau bụng âm ĩ xuất hiện giống như sắp đến kỳ kinh nguyệt và có thể kèm theo các triệu chứng như: ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực…
5. Những dấu hiệu bài tiết
- Táo bón: Progesterone được sinh ra trong cơ thể khi cơ thể có một “nhân vật lạ” xuất hiện là bào thai. Progesterone làm chậm quá trình chuyển động nhu động, dẫn tới táo bón. Nên nếu đột ngột bị táo bón trong khi vẫn giữ chế độ ăn như bình thường thì chị em nên để ý.
- Đi tiểu nhiều lần: Nếu thường xuyên đi tiểu vào ban đêm mà trước đó không có hiện tượng này thì đó cũng có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang.
Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết mang thai với những triệu chứng kỳ lạ
6. Những dấu hiệu ăn uống
- Thay đổi khẩu vị: Hormone hCG tăng cao trong suốt thời kỳ đầu mang thai sẽ khiến bạn bị kích thích cảm giác thèm ăn đối với một số loại thực phẩm, đồng thời không mấy thiện cảm với những loại khác. Hay nói cách khác, khẩu vị của bạn có thể thay đổi hoàn toàn sau một đêm thức dậy.
- Rối loạn vị giác: Nồng độ estrogen tăng khi mang thai có ảnh hưởng đáng kể đến vị giác. Chứng loạn vị giác này có thể kéo dài suốt thai kỳ.
- Tiết nhiều nước bọt: Hiện tượng dư thừa nước bọt chính là sự khởi đầu của tình trạng ốm nghén, trào ngược axit hoặc ợ nóng.
- Nướu và răng sưng đau: Cơ thể tập trung lượng máu và lượng chất lỏng cho việc nuôi dưỡng em bé nên các mô dễ bị sưng. Nên chú ý đến hiện tượng nướu bị viêm, đau, chảy máu. Thậm chí mắt và mặt sưng húp cũng là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã có thai.
7. Cổ tử cung ẩm ướt và chảy máu âm đạo
Chất nhầy cổ tử cung sẽ dày lên trong quá trình rụng trứng để giúp tinh trùng dễ gặp trứng. Nếu việc thụ thai thành công, chất nhầy cổ tử cung tiếp tục được sản xuất trong nhiều ngày sau đó, khiến bạn có cảm giác ẩm ướt ở khu vực này. Ngoài ra khi trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Máu này khác màu với máu kinh vì thường có màu nâu và hồng nhạt chứ không phải đỏ sậm hay đỏ tươi.
8. Cơ thể mệt mỏi
Sự gia tăng đột ngột của progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, đôi lúc kiệt sức. Ngoài ra, do lưu thông máu tăng làm mạch máu giãn nở, huyết áp giảm, một số bà bầu sẽ nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Về mặt hô hấp, mẹ sẽ cảm thấy hụt hơi và khó thở do cơ thể cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thai phát triển.
Sự gia tăng đột ngột của progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, đôi lúc kiệt sức.
9. Nhiệt độ cơ thể
Lượng hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, giống với biểu hiện trong những ngày rụng trứng nên có không ít chị em nhầm lẫn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường nhạy cảm với nhiệt độ môi trường hơn người bình thường. Buổi sáng có thể thấy lạnh cóng nhưng chỉ nửa giờ sau lại khó chịu vì quá nóng. Sự nhạy cảm với nhiệt độ cũng là biểu hiện của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
10. Tâm trạng thay đổi
Không phải tự nhiên mà người ta nói bà bầu thay đổi tính nết. Do sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh nên mẹ bầu sẽ phản ứng hơi khác thông thường. Một số mẹ cảm thấy hưng phấn, trong khi những người khác tuột cảm xúc, trở nên lo lắng và chán nản.
Những dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh trên đây sẽ phần nào giúp mẹ bầu kiểm tra khả năng mang thai của mình, qua đó thực hiện các phương pháp thử thai chính xác hơn, vì vậy đừng nên bỏ qua những sự thay đổi của cơ thể dù là nhỏ nhất các chị em nhé.
Nguồn thông tin: 21 DẤU HIỆU MANG THAI (CÓ BẦU) SỚM SAU 1 TUẦN ĐẦU QUAN HỆ CẦN BIẾT – Bệnh viện Tâm Anh
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!