Chị em mang thai hẳn sẽ không ít lần gặp cụm từ nút nhầy cổ tử cung khi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản. Vậy nút nhầy cổ tử cung là gì, có vai trò thế nào, bung nút nhầy biểu hiện ra sao? Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nút nhầy cổ tử cung là gì?
Chất nhầy ở cổ tử cung là 1 khối chất nhầy nằm trong ống chất nhầy dày ở cổ tử cung, là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành 1 nút bảo vệ. Chị em có thể tưởng tượng nút nhầy này như 1 cái nút chai, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ màng ối và thai nhi khỏi tác động của vi khuẩn cũng như các tác nhân khác.
Chất nhầy cổ tử cung được miêu tả là chất dịch đặc và hơi dính, gần giống thạch, có thể có màu trong suốt hoặc hơi nâu, đôi khi có nhuốm 1 chút máu đỏ tươi. Tùy từng thai phụ mà đặc điểm chất nhầy cũng khác nhau. Dịch này có thể chảy ra nhiều 1 lúc, liên tục hoặc lắt nhắt trong vài ngày mà không có màu hay mùi.
Mẹ bầu có thể nhận biết dịch nhầy của mình khi thấy quần lót bị bẩn, hoặc màu bất thường lúc đi vệ sinh ở những tháng cuối thai kỳ. Lưu ý là nút nhầy sẽ xuất hiện dưới dạng dịch, đặc hơn dịch tiết âm đạo bình thường, có thể pha chút máu.
Bung nút nhầy là như thế nào? Khi bung nút nhầy có màu gì?
Thông thường trước khi dạ con co thắt thì nút nhầy này bung ra và thoát ra qua đường âm đạo, bắt đầu xóa mở chuẩn bị cho cuộc sinh nở.
Khi mẹ bầu sắp chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu mỏng dần và giãn ra dẫn tới việc bung nút nhầy. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu ở cổ tử cung, khiến chất nhầy thoát ra có thể dính chút máu đỏ. Bong nút nhầy là một dấu hiệu cho thấy mẹ đã sẵn sàng cho việc sinh nở và là hiện tượng tự nhiên nên không cần quá lo lắng khi thấy dịch nhầy màu đỏ trong khi bình thường dịch nhầy không màu không mùi tương tự dịch tiết âm đạo.
Dịch nhầy cổ tử cung là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Dịch này xuất hiện không có nghĩa là mẹ đang chuyển dạ và sinh em bé được ngay. Đây chỉ là biểu hiện cổ tử cung đang bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho em bé chào đời. Có thể phải vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau chị em mới có cơn chuyển dạ.
Chất nhầy ở cổ tử cung bình thường rất ít khi chảy ra ngoài trừ khi bị vỡ ối. Lúc này, màu của dịch nhầy sẽ bị lẫn vào dịch ối và không còn trong suốt như bình thường. Nếu bị vỡ ối, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ y tế.
Một số phụ nữ có thai cũng có thể bị mất nút nhầy cổ tử cung sau khi được khám cổ tử cung hoặc quá trình quan hệ tình dục, có thể khiến nút nhầy bị lỏng và rơi ra.
Những điều mẹ cần biết về nút nhầy cổ tử cung
Mẹ có thể yên tâm là khi có dịch nhầy xuất hiện thì thai nhi vẫn an toàn và không dễ bị nhiễm khuẩn. Dịch nhầy tạo ra 1 lớp bảo vệ nhưng ngay cả khi lớp này bị bung ra thì cả mẹ và bé đều không bị ảnh hưởng. Thai nhi vẫn được bảo vệ trong túi nước ối trong bụng mẹ.
Nếu nút nhầy bong sớm trước tuần 37 của thai kỳ thì mẹ nên đi thăm khám thường xuyên vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm.
Nhiều mẹ lo lắng khi thấy dịch nhầy xuất hiện. Đừng quá nôn nóng, dịch nhầy xuất hiện chứng tỏ mẹ sắp sinh nhưng không xác định chính xác là khi nào. Để xác định mình sắp sinh hay chưa, mẹ hãy dựa vào các dấu hiệu như cơn co thắt chuyển dạ (cơn co diễn ra liên tục với tần suất lớn, khiến mẹ cảm thấy cực kỳ đau đớn), giãn khớp…
Khi nào mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra?
Bung nút nhầy là hiện tượng bình thường, tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý những trường hợp sau để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi:
- Ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi. Chảy máu có thể là dấu hiệu biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như nhau tiền đạo hoặc bong nhau thai.
- Hoa mắt, chóng mặt, cơ thể bị sưng phù. Đây có thể là triệu chứng tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ.
- Dịch tiết ra có màu xanh hoặc nâu, có mùi tanh. màu xanh lá cây hoặc có mùi tanh, điều này có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn.
- Vỡ ối: túi ối bị rách và dịch ối rỉ ra với lượng nhiều hoặc từng chút một.
Là 1 hiện tượng sinh lý thường thấy ở phụ nữ mang thai, nút nhầy cổ tử cung đánh dấu những bước chuyển biến cuối cùng trước khi chị em bắt đầu chuyển dạ. Hãy mô tả thật chính xác với bác sĩ chuyên khoa sản về đặc điểm của chất nhầy để bác sĩ xác định giúp mẹ những việc cần làm tiếp theo.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!