Làm sao mẹ có thể phát hiện bé bị tự kỷ hay không để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp bé phát triển phù hợp với những đặc tính riêng của mình? Dưới đây là một sự so sánh trung bình các mốc phát triển của một trẻ tự kỷ so với bình thường và các dấu hiệu tự kỷ để các mẹ có thể sớm nhận biết con mình.
Các mốc phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội của trẻ bình thường
Các mục được liệt kê dưới đây là những mốc phát triển mà trẻ em sẽ đạt được trong quá trình phát triển bình thường khi tới một độ tuổi thích hợp. Khi bé hoàn toàn kém hay không có dấu hiệu phát triển các mốc về kỹ năng giao tiếp xã hội, đó là một dấu hiệu bé có thể cần được sự kiểm tra của các chuyên gia về tự kkỷ trước khi kết luận bé . Vì có những bé chậm không có nghĩa là bị tự kỷ.
Các mốc phát triển ở trẻ 15 tháng tuổi
- Giao tiếp bằng mắt khi được nói chuyện;
- Với ra trước phòng té khi được ẵm lên;
- Chia sẽ niềm hứng thú với đồ vật hoặc hoạt động nào đó;
- Bắt chước biểu hiện nét mặt (như cười qua lại);
- Vẫy tay chào;
- Đáp lại với một cái tên được gọi nhiều lần;
- Đáp lại những mệnh lệnh bằng lời đơn giản;
- Nói “ba”, “mẹ” rõ ràng.
Các mốc phát triển ở trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ 18 tháng tuổi có thể thực hiện các hành vi dưới đây và bao gồm các mốc đã đạt được ở 15 tháng tuổi:
- Chỉ vào phần thân thể;
- Nói được vài từ;
- Chơi giả vờ;
- Chỉ vào đồ vật;
- Phản hồi lại khi người khác chỉ vào một đồ vật nào đó.
Các mốc phát triển ở trẻ 24 tháng tuổi
Trẻ 24 tháng tuổi có thể thực hiện các hành vi dưới đây và bao gồm các mốc đã đạt được ở trên:
- Sử dụng được cụm từ 2 chữ;
- Bắt chước làm việc nhà;
- Thích chơi với trẻ em khác.
- Có thể giao tiếp, nói chuyện từng chữ hay lặp lại rõ từng chữ, hay lặp lại một câu dài.
- Biết gọi và biết đòi khi mình muốn và mình thích
Dấu hiệu tự kỷ so với trẻ bình thường
Một đứa trẻ mắc rối loạn tự kỷ có thể sẽ không biểu hiện triệu chứng giống những đứa trẻ khác. Các triệu chứng có thể biểu hiện rất đa dạng, cả về số lượng và mức độ nặng nhẹ.
Những đặc điểm khác biệt về mặt xã hội ở trẻ tự kỷ
Dưới đây là những khác biệt về giao tiếp xã hội ở con so với những đứa trẻ mà mẹ cần lưu ý:
- Bé không tiếp xúc hoặc tiếp xúc rất ít bằng mắt;
- Không đáp lại với nụ cười hoặc bất cứ biểu hiện nét mặt nào của ba mẹ;
- Bé không chỉ vào bất kỳ đồ vật hay sự kiện nào mà đứa trẻ bình thường hay làm để hướng sự chú ý của cha mẹ;
- Hoàn toàn không khoe đồ vật hoặc bày tỏ sự thích thú của mình với bất cứ điều gì cho ba mẹ thấy;
- Thường không có biểu hiện nét mặt tương xứng;
- Bé không có khả năng cảm nhận suy nghĩ hoặc cảm xúc của người khác bằng cách nhìn vào biểu hiện nét mặt của họ;
- Không bày tỏ sự đồng cảm với người khác;
- Không kết bạn được hoặc tỏ ra không muốn kết bạn.
- Hay chơi một mình, hay ngồi trong góc chơi một mình
Những đặc điểm khác biệt về kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ
Dưới đây là những khác biệt về kỹ năng ngôn ngữ ở con so với những đứa trẻ mà bạn cần lưu ý:
- Không nói được một từ đơn dù đã 16 tháng tuổi;
- Không chỉ vào bất kì vật gì để tỏ ra là mình muốn có nó hoặc không chia sẻ thứ gì với người khác;
- Lặp lại chính xác những gì người khác nói mà không hiểu ý nghĩa của nó là gì;
- Không phản hồi lại khi được người khác gọi tên, mặc dù trẻ có phản ứng với các âm thanh khác như tiếng kèn xe hoặc tiếng mèo kêu;
- Xem bản thân mình là “bạn” còn người xung quanh thì lại là “tôi” và thường xuyên xáo trộn đại từ nhân xưng;
- Thường tỏ ra không muốn giao tiếp;
- Không bao giờ bắt đầu và không có khả năng duy trì một cuộc đối thoại.
- Không dùng đồ chơi hoặc các vật khác để đại diện cho người hoặc cuộc sống thật khi chơi tái hiện;
- Học vẹt rất tốt, đặc biệt là các con số, chữ cái, bài hát, quảng cáo trên TV hoặc một chủ đề đặc biệt nào đó;
- Mất đi những mốc kỹ năng ngôn ngữ đã đạt được, thường trong khoảng giữa 15 đến 24 tháng tuổi (ví dụ như trẻ đã nói được thành câu 4, 5 chữ nhưng nay chỉ nói được 1, 2 chữ).
Những đặc điểm khác biệt về mặt hành vi ở trẻ tự kỷ
Nếu con bạn có những hành vi dưới đây, đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ:
- Đong đưa người, xoay tròn, cuộn ngón tay, đi bằng ngón chân hoặc vỗ tay trong thời gian dài;
- Thích mọi thứ được sắp xếp theo trình tự, lịch sinh hoạt thường nhật cố định. Gặp khó khăn trước bất kì thay đổi;
- Bị ám ảnh với vài động tác kì lạ và cố gắng lặp lại chúng suốt ngày;
- Chỉ chơi với một phần của đồ chơi thay vì cả món đồ chơi đó (ví dụ như đồ chơi xe tải chỉ chơi xoay bánh xe);
- Không cảm thấy đau;
- Rất nhạy cảm hoặc không nhạy một tí nào với mùi vị, âm thanh, ánh sáng, họa tiết và đụng chạm;
- Sử dụng tầm nhìn một cách khác biệt, nhìn đồ vật từ các góc không bình thường.
Nếu con có những dấu hiệu bất thường nào khiến bạn nghi ngờ trẻ có rối loạn tự kỷ hoặc bất cứ rối loạn nào liên quan đến phát triển, mẹ hãy cho bé đến khám tại khoa phát triển hành vi ở các bệnh viện nhi khoa nhé. Và hãy kiểm tra nhiều lần để xác định chính xác và có thể can thiệp sớm – để điều chỉnh phù hợp với phát triển của bé.
Tạm kết
Dấu hiệu tự kỷ trên chỉ là một phần giúp cha mẹ phát hiện sớm con, hay nghi ngờ để đi kiểm tra, chứ đây không phải là lời chẩn đoán về bệnh tự kỷ!
Xem thêm