Thai ngoài tử cung hay còn gọi chửa ngoài dạ con là tình trạng thai phát triển bất thường, dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu gây nguy hiểm tới tính mạng thai phụ. Mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân.
Như thế nào là mang thai ngoài tử cung?
Mang thai ngoài tử cung là 1 biến chứng không mong muốn của thai kỳ. Bình thường, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng, sau đó tế bào trứng di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ tại thành tử cung.
Trong 1 số trường hợp tế bào trứng không di chuyển đến buồng tử cung mà “đi lạc” đến 1 số vị trí sau thì được gọi là thai ngoài tử cung:
- Thai nằm ở vòi tử cung – 1 trong những trường hợp mang thai ngoài tử cung dễ gặp nhất, có thể chiếm tới 95%.
- Thai ngoài tử cung có thể nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
Các vị trí thai ngoài tử cung
Khi mang thai ngoài tử cung, túi thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, nếu bị vỡ hay còn gọi là sảy thai ngoài tử cung, túi thai sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ.
Dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung mẹ bầu không nên bỏ qua
1. Đau quặn bụng và vùng chậu
Những cơn đau bụng là triệu chứng thông thường của thai kỳ, tuy nhiên nếu cơn đau quặn và đột ngột, thường bắt đầu ở một bên bụng, tăng dần lên và đau khắp vùng chậu thì đây là 1 dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung.
Đau quặn bụng là dấu hiệu sảy thai không thể bỏ qua
2. Đau nhói cổ, vai
Nguyên nhân là do máu từ vết bục thai ngoài tử cung tác động lên cơ hoành gây đau nhói cổ và vai. Cơn đau rõ ràng, ổn định, khó giảm bằng các cách thông thường như massage, chườm nóng. Đau nhói cổ vai được xem là một trong những dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung đặc trưng.
3. Hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu
Mất máu do sảy thai thai ngoài tử cung dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu. Hãy thông báo với bác sĩ tình trạng này khi trong thai kỳ. Những triệu chứng này hoa mắt, chóng mặt có thể là bình thường nhưng nếu là ngất xỉu thì không phổ biến, cần chẩn đoán loại trừ nguyên nhân thai ngoài tử cung.
4. Âm đạo xuất huyết ồ ạt
Ra máu nâu, xuất huyết nhẹ có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung, tuy nhiên khi mà xuất huyết ồ ạt với máu đỏ tươi, hãy cấp cứu ngay lập tức. Đây là dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung rõ nét, dễ nhận biết nhất.
5. Sốc, choáng là dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung
Xuất huyết do thai tử cung bị vỡ khiến thai phụ bị choáng sốc. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của 20% trường hợp chửa ngoài tử cung. Thai phụ bị choáng, huyết áp giảm mạnh, môi và móng tay xanh tái, toát mồ hôi. Lúc này, thai phụ có biểu hiện như bị kích động, hơi thở nông và mạch đập nhanh. Hãy nhanh chóng nhập viện cấp cứu kịp thời khi có triệu chứng này.
Choáng, sốc là dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung
Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác chị em có thể lưu ý là:
- Thai phụ vùng bụng căng, hơi chướng, có phản ứng phù khắp mặt bụng nhất là ở vùng hạ vị.
- Thăm khám âm đạo sẽ thấy túi cùng sau đầy, ấn vào có cảm giác đau nhói rất khó chịu.
- Tử cung đau, rát.
Hạn chế nguy hiểm sảy thai ngoài tử cung
Khi có nghi ngờ thai ngoài tử cung, thai phụ cần nhập viện để được bác sĩ khám, theo dõi và điều trị đúng cách vì khi bị sảy thai ngoài tử cung không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chị em có thể tự theo dõi các dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy trễ kinh cần thử nước tiểu để biết có thai, thấy đau bụng, ra huyết kéo dài kèm theo các triệu chứng đau bụng đột ngột, dữ dội, muốn ngất xỉu, xanh xao, nhợt nhạt… cần nghĩ ngay đến tình trạng này.
Sảy thai ngoài tử cung sẽ gây mất máu nhiều, buộc phải truyền lại lượng máu đã mất, gây phức tạp cho điều trị, có thể tử vong trong quá trình đến bệnh viện phẫu thuật.
Có thể cần phẫu thuật loại bỏ thai ngoài tử cung
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mang thai ngoài tử cung cũng đều bắt buộc phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện mang thai ngoài tử cung từ sớm, kích thước túi thai còn nhỏ, chưa bị sảy sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu. Nếu như khối thai đã có kích thước lớn (thường là trên 3cm) thì cần được phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho thai phụ.
1 số lưu ý sau khi điều trị sảy thai ngoài tử cung
Sau khi sảy thai ngoài tử cung, việc chăm sóc an toàn, khoa học cũng như áp dụng các biện pháp kiêng cữ hợp lý sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho người mẹ một cách tốt nhất, tăng khả năng hồi phục.
Ăn uống khoa học giúp cơ thể nhanh phục hồi
- Tránh thực phẩm như ăn đồ ăn tanh, cay nóng, hải sản, rượu, bia, thuốc lá, cà phê… Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và các chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, chất đạm, sắt như thịt bò, thịt gà, cá hồi, trứng, sữa…
- Sau khi sảy thai, cơ thể còn rất yếu do vừa mất máu khá nhiều nên mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức. Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh, uống nước lạnh… sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, làm suy giảm sức đề kháng.
- Cần kiêng quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng để giữ gìn sức khỏe và bảo vệ vết thương vùng cổ tử cung. Nếu quan hệ quá sớm có thể gây xuất huyết ở vết mổ, bục chỉ khâu khiến cho vết thương lâu lành hơn.
- Nên kiêng ít nhất 6 tháng để các chức năng sinh sản cũng như tâm lý ổn định trở lại trước khi thai lần tiếp theo.
Lời kết
Thai ngoài tử cung là tình trạng mang thai có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai phụ. Cần thăm khám thai thường xuyên, định kỳ đồng thời chú ý theo dõi cơ thể, khi có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay để được kiểm tra. Đặc biệt khi có các dấu hiệu sảy thai ngoài tử cung, điều cần thiết lúc này là phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xử trí kịp thời, nhanh chóng.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!