Dấu hiệu quai bị ở phụ nữ mang thai gồm các triệu chứng cơ bản của quai bị là mệt mỏi, đau nhức, sưng quai hàm và có thể sốt cao.
Những dấu hiệu quai bị ở phụ nữ mang thai mẹ bầu cần chú ý
Quai bị (Mumps) còn được dân gian gọi là bệnh má chàm bàm. Bệnh biểu hiện bằng việc sưng lên của một hoặc nhiều tuyến nước bọt, phổ biến nhất là tuyến mang tai.
Trong số các ca mắc bệnh thì có khoảng 25% trường hợp không bị sưng tuyến nước bọt rõ ràng và hơn 50% có hiện tượng tăng bạch cầu dịch não tủy. Ngoài ra, có một số trường hợp bị nhức đầu, buồn nôn, cứng cổ,… là dấu hiệu của viêm màng não.
Với phụ nữ đang mang thai, các dấu hiệu cũng có biểu hiện tương tự và thường được biểu hiện như sau.
1. Thời kỳ ủ bệnh
Từ 14-24 ngày, thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng.
2. Thời kỳ khởi bệnh
Đột ngột với các tiền triệu (có khi có hoặc không)
- Suy nhược, kém ăn, khó chịu, đau đầu.
- Sốt nhẹ, không kèm lạnh run.
- Đau họng và đau góc hàm.
- Đau 3 điểm Rillet- Barthez: mõm chũm-khớp thái dương hàm-góc dưới của xương hàm. Sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau tăng khi thăm khám hoặc khi nhai.
Thời kỳ toàn phát
- Tuyến mang tai sưng to và đau nhức một bên, sau đó lan sang bên đối diện và tuyến nước bọt khác.
- Các triệu chứng đi kèm: sốt 38-390C trong 3 ngày đầu của bệnh, có khi lên tới 40C, sốt cao gặp trong viêm màng não, đau đầu, chán ăn, đau bụng, khó nuốt, khó nói.
Bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên nếu mẹ thấy có các dấu hiệu nói trên thì nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp bởi quai bị trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi.
Dấu hiệu quai bị ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu bị quai bị có nguy hiểm không?
ThS.BS Nguyễn Danh Đức, chuyên Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết, bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng việc không được phát hiện và điều trị kịp thời, quai bị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là có thể gây vô sinh.
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hướng lớn đến thai nhi. Cụ thể những biến chứng mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải như sau:
- Khi mắc quai bị, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sưng ở buồng trứng và có thể sưng ở ngực, khi nhiễm trùng có thể sốt và đau đầu. Một số trường hợp hiếm gặp, biến chứng quai bị có thể là nhiễm trùng não hoặc mất thính lực đáng kể.
- Tăng nguy cơ gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng;
- 3 tháng cuối thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu.
Mẹ bầu cần làm gì khi phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh?
Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, thai phụ nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho thai phụ như sốt, sưng quai hàm…
Mẹ bầu cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, bị quai bị khi mang thai nên ăn và bổ sung các chất sau:
- Ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh, nước hầm, nước ép rau, củ,…
- Thức ăn chế biến từ đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ngự, đậu hà lan,…
- Rau củ quả: rau cải, xà lách, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, bắp cải, bí đỏ, cà rốt,…
- Trái cây giàu vitamin C: đu đủ, chuối, ổi, kiwi, lí đen, dưa hấu, táo, xoài,…
- Uống đủ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày.
Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị quai bị sẽ sử dụng đến thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại thuốc sẽ phù hợp, tuy nhiên cũng có một số loại sẽ có thành phần không phù hợp với cơ địa bà bầu lúc đó.
Do đó, trước khi sử dụng loại thuốc nào mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!