3 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu phải nắm rõ để giúp thai nhi phòng tránh suy thai, thai lưu, đảm bảo con khỏe mạnh đến khi chào đời.
3 tháng cuối thai kỳ – Mẹ bầu càng cần phải thận trọng
Mẹ Mai, một thai phụ vừa mới mất con chỉ trước thời điểm dự sinh 2 tuần buồn bã chia sẻ:
“Mình nhận thấy con đạp ít đi từ ngày hôm trước. Nhưng chẳng hiểu sao, mình có đọc được thông tin nói rằng vào tháng cuối bé sẽ đạp ít hơn nên mình chắc không vấn đề gì.
Cho đến lịch khám thai định kỳ vào ngay ngày hôm sau, bác sĩ thông báo, em bé đã không còn nữa”.
Những trường hợp như chị Mai không phải là hiếm khi bị thai lưu ở ngay những tháng cuối thai kỳ.
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyên mẹ bầu cần trang bị đầy đủ kiến thức như kỹ năng làm mẹ, sức khỏe sinh sản, dấu hiệu thai lưu tuần 39… đồng thời bạn cũng cần quan sát kỹ càng những hoạt động của con.
Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu bất thường, hãy lập tức đến bệnh viện ngay vì có thể thai nhi đang bị nguy hiểm.
3 Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu nên biết
Thai nhi đạp ít
Khi thai máy chính là lúc tình trạng sức khỏe của thai nhi được biểu hiện rõ nhất, đặc biệt là 3 tháng cuối. Số lần thai cử động giảm đồng nghĩa với dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe kém của thai nhi. Khi thai nhi không cử động hay cử động yếu, có thể thai yếu hoặc thai lưu.
Cách theo dõi thai máy dành cho mẹ:
- Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
- Mỗi ngày mẹ bầu cần đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối
- Đếm số lần cử động thai nhi trong 30 phút, ba lần mỗi ngày.
- Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, thai phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ.
- Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác.
Ra máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối thường là do bất thường bánh rau. Hai nguyên thường gặp là rau bong non và rau tiền đạo.
Ngoài ra, dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung hoặc chuyển dạ sinh non cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu ở tam cá nguyệt thứ 3.
Các dấu hiệu đi kèm với tình trạng chảy máu âm đạo:
- máu có màu đỏ tươi và ra với lượng nhiều
- tăng tiết dịch âm đạo, cảm giác áp lực tăng lên khung chậu, tức bụng dưới
- đau lưng âm ỉ, dạ dày bị co thắt
- có thể kèm tiêu chảy
- xuất hiện các cơn co thắt tử cung hoặc tử cung co cứng, chuột rút nhẹ, nước ối vỡ ra rất nhiều hoặc rỉ ra từ từ.
Mẹ bầu cần làm gì?
Cách duy nhất để đảm bảo an toàn là mẹ bầu cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Rỉ ối – dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng cuối
Khi hiện tượng rỉ ối xuất hiện sẽ làm cho lượng nước ối bị cạn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi, nếu kéo dài sẽ dẫn tới những dị tật bẩm sinh hoặc suy thai. Trong một số trường hợp rỉ ối kết hợp với cơn co tử cung dẫn tới sinh non hay sảy thai.
Dấu hiệu rỉ ối mẹ bầu cần nhớ kĩ
Để nhận biết rỉ ối là người mẹ cần:
- đi tiểu cho bàng quang mình thật rỗng rồi dùng băng vệ sinh đặt lên quần lót
- theo dõi chất lỏng rỉ ra sau 1 tiếng
- nếu thấy có chất lỏng có màu vàng là nước tiểu, không có màu là nước ối.
Mẹ bầu cần làm gì?
- Nếu phát hiện có hiện tượng rỉ ối, bà mẹ cần đến khám kịp thời ở các cơ sở y tế
- Trong trường hợp thai còn nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định uống kháng sinh nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ối, tiến hành truyền dịch và thuốc để chống những cơ co của tử cung.
Ngoài 3 dấu hiệu nguy hiểm phổ biến thường gặp trên, mẹ bầu nên lưu ý về các cơn đau tức bụng, tiêu chảy nhiều, khó thở, chân tay sưng phù, …
Vì vậy, mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo hướng cdaaxn của bác sĩ và khi thấy các dấu hiệu bất thường trên cần tới ngay các cơ sở y tế để được phát hiện và xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!