Dấu hiệu mất sữa và nguyên nhân do đâu là câu hỏi khiến nhiều mẹ trẻ đau đầu. Làm cách nào để nhận biết đâu là dấu hiệu hết sữa mẹ?
Nhiều mẹ không hiểu tại sao sữa ngày một ít và mất hẳn mặc dù vẫn cho con bú thường xuyên. Điều này làm các mẹ trở nên lo lắng, sợ không đủ sữa cho bé bú. Vậy nguyên nhân mất sữa do đâu?
Những đặc điểm nào là dấu hiệu mất sữa? Và làm cách nào để mẹ có sữa trở lại để nuôi bé? Đây là những câu hỏi mà mẹ đặc ra khi gặp tình trạng trên. Vậy nếu muốn biết hay cùng The Asianparent Vietnam đi tìm hiểu nhé!
Thông tin về tình trạng mất sữa
Nhiều mẹ thường nhầm lẫn hiện tượng mất sữa với tắt sữa hoặc ít sữa. Do đó, để không nhầm lẫn giữa các hiện tượng ta cần phân biệt chúng.
Mất sữa:
Là hiện tượng tuyến sữa của mẹ ngừng tiết sữa. Đồng thời, bầu ngực xẹp, nhũn, cố nặng nhưng không ra sữa. Mất sữa ở mẹ có thể do nhiều nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân nào. Hiện tượng mất sữa có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ rồi mất hẳn.
Bầu ngực mềm nhẽo, có thể là dấu hiệu mẹ mất sữa
Ít sữa:
Là hiện tượng sữa tiết ra ít hơn mức bình thường. Hai bầu ngực của mẹ mềm nhũn, không căng tức, không đau.
Tắc sữa:
Là hiện tượng sữa vẫn tiết ra bình thường. Nhưng vì ống dẫn sữa bị tắc nên sữa không thể thoát ra ngoài được. Sau đó, ngực căng cứng, đau, xuất hiện các cục sữa vón cục, mẹ bị sốt, cơ thể mệt mỏi.
Các mẹ hay nhầm lẫn giữa các hiện tượng trên, đặc biệt là các mẹ lần đầu sinh con. Do đó, các mẹ nên để ý để phân biệt, trãnh lẫn lộn giữa các hiện tượng.
Nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ
Tâm trạng và chế độ sinh hoạt của mẹ
Sau khi sinh mẹ cần bồi bổ và nghỉ ngơi nhiều để lại sức và có đủ sữa nuôi bé. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa và chất lượng sữa.
Nếu mẹ ăn nhầm thực phẩm gây mất sữa hoặc ăn kiêng quá sớm cũng là nguyên nhân gây mất sữa. Ngoài ra, mẹ mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng trên.
Quá trình sinh nở và ảnh hưởng của thuốc
Việc sinh con có thể khiến cơ chế mẹ sản xuất sữa chưa hoàn thiện. Trong trường hợp mẹ sinh mổ, có thể cơ thể mẹ hấp thụ thuốc gây mê, thuốc kháng sinh nên dẫn đến tình trạng mất sữa.
Đồng thời, sau sinh nếu mẹ mắc vào những bệnh liên quan đến tuyến vú, rối loạn tắc tia sữa, viêm tuyến vú…cũng có thể khiến mẹ mất sữa.
Nghỉ ngơi hợp lý giúp mẹ lấy lại nguồn sữ nuôi bé
Mẹ thiếu kinh nghiệm
Nhiều mẹ thiếu kinh nghiệm trong quá trình cho con bú, đặc biệt là mẹ lần đầu sinh con. Cho nên dẫn đến việc cho con bú không đúng tư thế không kích thích được tuyến sữa.
Việc mẹ cho bé uống sữa công thức và ti giả quá sớm cũng là một nguyên nhân. Vì điều đó làm bé sẽ không thích bú mẹ, không kích thích tuyến vú tiết ra sữa.
Nếu mẹ không thường xuyên vắt sữa, hút sữa sẽ dễ dẫn đến tuyến sữa ít dần đi. Từ đó gây ra tình trạng tắc tia sữa hoặc áp xe vú. Ngoài ra, mẹ trong quá trình cho con bú cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Vì lượng sữa tiết ra cũng tương đương lượng nước mất đi.
Những dấu hiệu mất sữa mẹ cần xem
Thời gian cho bé bú quá ngắn hoặc quá dài
Trung bình thời gian bé bú sẽ kéo dài từ 10 đến 20 phút. Nếu thấy bé bú không đúng với thời gian trung bình trên có thể mẹ đang ít sữa, thiếu sữa.
Bầu vú nhỏ và mềm nhẽo
Khi mẹ mất sữa, các mẹ không có cảm giác bầu ngực căng tức. Ngực mẹ bị xẹp xuống, cảm giác “rữa” ra. Đồng thời, mẹ có cảm giác mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, chậm tiêu, miệng nhạt, khó thở…
Sữa không thông, tia sữa bị tắc
Sữa mẹ được tạo thành từ các nang sữa, sau đó theo tuyến sữa đổ về khoang chứa sau bầu vú. Vì lý do nào đó mà các ống dẫn bị bít lại, hẹp hơn làm sữa đông kết tại ống dẫn khiến lượng sữa mới không thể chảy ra.
Khi gặp tình trạng này, mẹ sẽ có những biểu hiện như đau tức ngực hoặc bị sốt.
Mệt mỏi – nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ
Con bú, vắt sữa nhưng không ra sữa
Khi mẹ dùng ngoại lực tác động như cho bé bú, dùng máy hoặc tay vắt sữa nhưng không ra. Trong những trường hợp này rất có thể là dấu hiệu mất sữa ở mẹ.
Không thấy căng nhức ngực
Nếu không thấy căng nhức đây cũng là dấu hiệu mất sữa. Các mẹ cần chú ý nhiều hơn nếu không thấy căng nhức ngực nhé!
Cách phục hồi tình trạng mất sữa
Mẹ muốn có lượng sữa dồi dào để cho bé bú quan tâm những lưu ý sau đây
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý có bữa chính, bữa phụ. Mẹ cần có bữa ăn đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng để có nguồn sữa cho con bú. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh những thực phẩm gây mất sữa.
Ngoài ra, mẹ cần chế độ dinh dưỡng với đầy đủ rau, cá, thịt, trái cây,… Nó sẽ giúp cơ thể mẹ đủ chất cho một nguồn sữa chất lượng.
Nghi ngơi đầy đủ: Để khắc phục hiện tượng mất sữa, mẹ cần phải nghỉ ngơi đầy đủ. Mẹ cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, 2 đến 4 tiếng ban ngày và 6 đến 8 tiếng ban đêm.
Cho bé bú nhiều hơn
Khi bú, bé sẽ kích thích giúp sữa mẹ tiết ra. Ngoài các cách trên mẹ cũng có thể chùm nóng, massage ngực hoặc dùng máy vắt sữa.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu mất sữa, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi mẹ mất sữa. Chuyện mất sữa sẽ không còn đáng lo ngại nếu mẹ nắm vững các kiến thức trên. Vì vậy mẹ nên chú ý các vấn đề trên nhiều hơn để tránh mất sữa nhé. Chúc mẹ có sức khỏe thật tốt đẻ nuôi bé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!