Dấu hiệu đau ruột thừa ở người lớn và trẻ em? Đau ruột thừa là căn bệnh không còn hiếm gặp nhất là trong cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay. Tuy nhiên, nó không chỉ xuất hiện trên cơ thể của người trưởng thành mà trẻ em cũng có thể phải đối mặt với căn bệnh này. Hãy cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân đau ruột thừa ở trẻ em để có các biện pháp phòng tránh cho trẻ.
- Vị trí đau ruột thừa
- Dấu hiệu đau ruột thừa
- Đau ruột thừa có thể kéo dài bao lâu?
- Dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em
- Các dấu hiệu cụ thể đau ruột thừa ở trẻ em
- Trẻ bị viêm ruột thừa nên ăn gì?
- Để khắc phục tình trạng đau ruột thừa
1. Vị trí đau ruột thừa
Biểu hiện đau ruột thừa bên nào? Dù đau ruột thừa rất phổ biến, thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết dấu hiệu khi đau ruột thừa. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn chưa biết đau bụng bên nào là đau ruột thừa.
Bạn có thể chưa biết:
Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em nguy hiểm đến thế nào?
Đừng chủ quan khi bé bị đau bụng từng cơn, có thể đó là dấu hiệu lồng ruột cấp tính!
Ruột thừa là một trong những bộ phận nằm trong cơ thể của con người. Nó nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng. Do đó dấu hiệu đau ruột thừa là đau vùng dưới bên phải bụng.
Vị trí đau ruột thừa
2. Dấu hiệu đau ruột thừa
Bụng dưới bên phải đau kéo dài
Đau bụng kéo dài chính là biểu hiện của bệnh ruột thừa. Đoạn đầu của ruột già là bộ phận nhỏ nằm phía dưới bên mạn phải của bụng. Các chất thải tích tụ ở ruột già khi ruột bị tắc sẽ gây viêm nhiễm. Nó tạo ra triệu chứng đau ở khu vực từ rốn tới bụng. Hiện tượng đau bụng tăng dần theo thời gian từ 6-24 tiếng đồng hồ.
Việc đau ruột già sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như khi đi bộ, ngồi làm việc, học tâp… sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau và khó chịu. Nó gây mất tập trung, khiến bạn khó có thể sinh hoạt như bình thường. Nếu cơn đau ruột thừa kéo dài bất thường, thường xuyên bạn cần gặp bác sỹ và điều trị gấp. Việc này giúp bạn chuẩn đoán và đánh giá tình trạng sức khỏe. Đồng thời tìm ra phương pháp điều trị kịp thời nếu biến chứng tình trạng biến chứng thành viêm ruột thừa cấp và mãn tính.
Lưu ý thêm, nếu đau bụng do tình trạng viêm ruột thừa có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nó có thể xảy ra cả người già và trẻ nhỏ.
Cồn cào trong bụng và nôn ói kéo dài
Chắc chắn bạn đang bị viêm ruột thừa nếu gặp tình trạng nôn ói kèm theo bụng dưới bên phải đau kéo dài. Khi những cơn đau ruột thừa đã trở thành viêm, bạn sẽ gặp những vấn đề về tiêu hóa. Những vấn đề như: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói… Tệ hơn, nếu tình trạng nôn ói kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển bệnh, từ đó có thể dẫn đến viêm ruột thừa mãn tính.
Đau ruột thừa ở người lớn
Khi đi tiểu bị đau bàng quang
Đau bàng quang thường xuyên mỗi khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đau ruột thừa đang phát triển thành viêm ruột thừa và nặng hơn. Quá trình viêm và nhiễm trùng đường ruột tác động trực tiếp đến sự bài tiết. Nó gây ra hiện tượng đau bàng quang ( đi tiểu buốt ).
Cảm thấy chán ăn, biếng ăn
Đau ruột thừa có khá nhiều biểu hiện, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là vấn đề chán ăn. Nếu bạn chán ăn kèm theo đó là những cơn đau bụng thì đây cũng là một hiện tượng về bệnh ruột thừa. Do viêm nhiễm đường ruột sẽ dẫn đến đau bụng kèm hiện tượng chán ăn không muốn ăn đồ gì.
Thành bụng co cứng
Khi đau bụng tăng dần dẫn đến nguy cơ bệnh nhân bị vỡ ruột già từ đó gây hiện tượng co cứng bụng. Đây là một trong những biểu hiện khi ruột thừa gặp vấn đề.
Dấu hiệu đau ruột thừa
3. Đau ruột thừa có thể kéo dài bao lâu?
Đau ruột thừa sẽ kéo dài trong khoảng 72 giờ đồng hồ đổ lại. Nó có thể dễn tới biến chứng như vỡ ruột thừa. Do vậy, nếu có các chiệu chứng nhận biết bệnh như trên trong 24 giờ, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay bạn nhé.
4. Dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em
Từ 10-19 tuổi là lứa tuổi thường xuyên xảy ra tình trạng viêm ruột thừa nhất. Nguyên nhân do ruột bị tắc nghẽn, nhiễm trùng trong ổ bụng. Nó gây lây nhiễm vào ruột thừa. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ từ 2-5 tuổi. Những biểu hiện cho thấy như: sốt, đau dạ dày, nôn thường xuyên, ăn không ngon, biếng ăn…
Bạn có thể chưa biết:
Nhận dạng hội chứng ruột kích thích ở bà bầu và trẻ em
Giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Với những trẻ dưới 2 tuổi, do không thể mô tả cơn đau và xác định vị trí nên mẹ cần lưu ý hơn.
Đau ruột thừa ở trẻ em
5. Các dấu hiệu cụ thể đau ruột thừa ở trẻ em
- Đau bụng có thể kèm sưng tấy đỏ vùng bụng đặc biệt là vùng hố chậu phải.
- Biếng ăn: Bé đột nhiên chán ăn, ngay cả những món yêu thích trước đó.
- Biểu hiện đau ruột thừa ở trẻ: Trẻ bị sốt từ 37-39 độ C, một số trường hợp viêm cấp có thể sốt cao trên 40 độ C.
- Trẻ hay bị buồn nôn. Nôn thức ăn và nôn cả dịch dạ dày.
- Đầy bụng, bụng chướng khó chịu.
- Tiêu chảy, táo bón.
- Bé mệ mỏi. Môi trẻ bị khô và lười bẩn.
- Đi tiểu thường xuyên, đau khi đi tiểu.
6. Trẻ bị viêm ruột thừa nên ăn gì?
Bố mẹ cần bổ sung nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây cho bé, nên tập cho trẻ thói quen uống 200ml nước ấm mỗi sáng thức dậy. Tăng cường bổ sung vitamin C qua các loại trái cây. Bên cạnh đó, hai món ăn không thể thiếu trong thực đơn của trẻ:
– Sữa chua giúp hệ tiêu hóa của trẻ được bổ sung men vi sinh và vô số lợi khuẩn để cơ thể trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
– Khoai lang có chứa nhiều vitamin, chất đạm, tinh bột, một số loại acid amin giúp kích thích nhu động tuột làm thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn.
7. Để khắc phục tình trạng đau ruột thừa
Khi gặp phải những dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện để chuẩn đoán bệnh chính xác. Bằng những phương pháp nội soi bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng bệnh của bạn như thế nào. Sau khi đã có kết quả kiểm tra bệnh về ruột thừa thì bác sỹ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ chữa trị.
Bác sĩ sẽ chỉ định mổ ruột thừa nếu ruột của bạn bị viêm. Đây là cách chữa trị hiệu quả nhất cần được thực hiện để tránh những diễn biến xấu. Thực hiện phẫu thuật ruột thừa không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, việc phẫu thuật được diễn ra nhanh chóng và phục hồi sau phẫu thuật nội soi sẽ nhanh hơn so với việc mổ phanh bình thường.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!