Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn tiêu hóa chức năng. Người mắc hội chứng này thường sẽ bị đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện.
Triêu chứng ruột kích thích thường tái đi tái lại với tần suất 1 ngày/tuần và có thể kéo dài trong ba tháng. Đáng nói hơn, cả trẻ em và bà mẹ đều có thể là nạn nhân của căn bệnh này.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Cách nhận biết trẻ bị hội chứng ruột kích thích là gì? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Hội chứng ruột kích thích là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và có nhiều biểu hiện khác nhau. Trẻ sẽ đau bụng thường xuyên, thay đổi thói quen đi tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy. Trẻ cũng có thể đầy hơi, chướng bụng, nổi cục cứng ở bụng hoặc một số trẻ lại đi tiêu liên tục, cảm giác đi tiêu không hết phân khiến trẻ khó chịu.
Nguyên nhân chính thường liên quan đến nhu động ruột. Nhu động ruột chính là sự co bóp lượn sóng đi dọc theo các cơ quan hình ống như ruột. Nhờ sự co bóp này mà thức ăn được trộn và đẩy theo ruột. Vì thế khi nhu động ruột hoạt động bất thường, nó khiến trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Thậm chí ở những trẻ xảy ra cả hai trường hợp.
Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi nhu động ruột hoạt động bất thường
Ngoài triệu chứng ruột kích thích là cảm giác đau bụng, trẻ còn bị chướng bụng do đầy hơi. Có thể đoán trẻ có bị hội chứng này thông qua phân. Khi đó, trong phân của trẻ thường sẽ có chất nhầy.
Theo các bác sĩ, cơ quan ruột của trẻ mắc chứng ruột kích thích nhạy cảm hơn trẻ bình thường. Chỉ cần có một chút khó chịu, trẻ mắc hội chứng ruột kích thích sẽ gặp cơn đau nghiêm trọng. Vì thế bố mẹ cần sớm phát hiện và có hướng can thiệp giúp trẻ cải thiện tình hình.
Cách điều trị và phòng ngừa ở trẻ em
Theo các chuyên gia thì không có cách nào để trị triệt để hội chứng khó chịu này. Tuy nhiên, cũng có một vài phương pháp chữa bệnh tạm thời thường được áp dụng:
- Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn và dinh dưỡng cho trẻ
- Sử dụng thuốc, bổ sung Probiotics hoặc có thể dùng liệu pháp tâm lý
Nhiều trẻ bị đau bụng nặng cũng do nguyên nhân này. Khi đó các bác sĩ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc để cải thiện tình hình. Chúng chủ yếu là các thuốc giảm đau, trị đầy hơi, táo bón hoặc thuốc tiêu chảy tùy theo trẻ.
Hãy đưa trẻ đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác
Dù chưa tìm được cách điều trị triệt để nhưng cũng đã xác định được nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích:
- Ăn quá no khiến bụng căng tức.
- Hay ăn những thực phẩm cay nóng, giàu chất béo hoặc sôcola thường xuyên
- Không dung nạp các sản phẩm từ sữa, đơn cử như các loại kem hoặc pho mát.
Bố mẹ nên phòng ngừa hội chứng ruột kính thích bằng cách:
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau quả
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ
- Cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích ở bà bầu
Theo bác sĩ Nam, ở phụ nữ mang thai, triệu chứng của hội chứng ruột kích thích cũng tương tự như triệu chứng của trẻ em. Dù không trực tiếp gây nguy hiểm nhưng đem lại nhiều ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Trong trường hợp hội chứng ruột kích thích kéo dài và không được can thiệp, việc tiêu chảy kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mất nước, có thể dẫn đến sinh non, hoặc nếu táo bón quá lâu sẽ làm giãn cơ, mô, dây chằng vùng xương chậu dẫn đến nguy cơ trượt tử cung.
Hội chứng đau bụng do ruột bị kích thích cũng xuất hiện phổ biến ở bà bầu. Nó thể hiện thông qua các triệu chứng tiêu hóa mãn tính như:
- Đau dạ dày
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
- Táo bón
Với những bà bầu vốn đã mắc hội chứng ruột kích thích trước khi mang thai thì có thể tình trạng trầm trọng hơn khi có thai.
Các vấn đề về dạ dày và đường ruột sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi
Hội chứng ruột kích thích gây nhiều nguy hiểm:
- Khiến bà bầu bị tiêu chảy sẽ ít nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vì nó dẫn đến mất nước và gây căng thẳng cho thai nhi.
- Khiến bà bầu bị táo bón kéo dài cũng không tốt. Bởi vì nó làm tăng bệnh đau dạ dày. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương cơ và thần kinh.
- Tăng nguy cơ sẩy thai.
- Có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn
Cách điều trị và phòng ngừa cho bà bầu
Khi mang thai, bà bầu nên hạn chế uống thuốc. Tuy nhiên, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi mắc hội chứng khó chịu này. Các bác sĩ sẽ cho biết, bà bầu có nên dùng thuốc không và dùng như thế nào. Bác sĩ có thể kê toa thuốc làm mềm phân, nhuận tràng nếu bà bầu bị táo bón.
Các biện pháp đơn giản hơn giúp phòng ngừa, giảm bớt các triệu chứng khó chịu này là:
- Chia nhỏ các bữa ăn
- Tăng chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây
- Nên uống nhiều nước.
- Nên duy trì các hoạt động thể chất như đi bộ, yoga…
Chia nhỏ bữa ăn và tăng cường chất xơ giúp làm giảm hội chứng ruột kích thích
Bác sĩ Nam cho biết: Để cải thiện triệu chứng ruột kích thích, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, đồ ăn cay nóng, tránh sử sụng caffein và chất tạo ngọt nhân tạo, uống nhiều nước, có thể ăn thêm sữa chua để bổ sung men tiêu hóa. Đối với mẹ bầu, nên luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng, tập thở sâu, đi bộ 30 phút mỗi ngày, hạn chế ngồi nhiều. Nếu tình trạng không cải thiện, người bệnh nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị hợp lí.
Tạm kết
Hội chứng dạ dày do ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì thế, ngoài cải thiện chất lượng cuộc sống, ba mẹ nên đưa trẻ hoặc các bà bầu đi thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Từ đó nhận được tư vấn rõ ràng từ bác sĩ, thực hành theo sẽ hạn chế được tác hại của hội chứng khó chịu này.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!