Các dấu hiệu có bầu 2 tháng đầu mà mẹ cần biết là: ốm nghén, đi vệ sinh thường xuyên, dịch âm đạo thay đổi và có máu báo thai,… Ngoài ra, mẹ sẽ thường bị đau bụng, đau lưng, đau bụng dưới trong thời gian này. Tuy nhiên, đây là những tình trạng bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng. Nếu có các triệu chứng bất thường như: đau dai dẳng, xuất huyết âm đạo,… thì mẹ nên gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Dấu hiệu có bầu 2 tháng
- Những vấn đề thường gặp khi mang thai 2 tháng đầu
- Cách chăm sóc bà bầu 2 tháng đầu
Dấu hiệu có bầu 2 tháng
- Ốm nghén: Đây là triệu chứng mà nhiều mẹ trải qua trong thời gian mang thai, thường gặp nhiều nhất vào buổi sáng hoặc có thể kéo dài cả ngày. Bạn sẽ nhạy cảm hơn với mùi thức ăn như cá sống, thịt sống, thậm chí là những món ăn bạn từng yêu thích. Nó khiến mẹ cảm thấy buồn nôn và xây xẩm mặt mày cả ngày.
Bạn có thể chưa biết:
Giải đáp thắc mắc của mẹ: Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm?
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 có nguy hiểm?
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Vì hormone progesterone và estrogen thay đổi nên các thành phần hóa học trong não cũng thay đổi. Đôi lúc bạn sẽ tức giận vô cớ và bướng bỉnh như một đứa trẻ.
- Đi vệ sinh thường xuyên: Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ thấy buồn tiểu nhiều hơn và có cảm giác như mình bị són tiểu. Sự gia tăng hormone hCG trong thai kỳ chính là thủ phạm gây ra tình trạng này.
- Ngực to hơn, đầu ngực bị sưng đau, thâm và tức ngực: Trong tháng thứ 2, ngực của bạn sẽ lớn và nhạy cảm hơn bình thường. Nguyên nhân là do hormone progesterone và estrogen thay đổi làm lượng mỡ dự trữ trong cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, mẹ còn cảm thấy đau tức ngực.
- Cảm giác thèm ăn “đến phát điên”: Lúc này, bạn sẽ thèm đủ loại món trên đời, có thể là những món ăn bạn yêu thích, cũng có thể là món bạn ghét hoặc những món có mùi vị kỳ lạ.
Trong tháng thứ 2, mẹ bầu sẽ thèm ăn đến “phát điên”
- Khát nước thường xuyên: Nguyên nhân khiến bạn hay khát nước chính là tình trạng đi tiểu thường xuyên và thể tích máu trong cơ thể gia tăng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần một lượng chất lỏng phù hợp để hình thành túi nước ối nữa đấy!
- Dịch âm đạo thay đổi và có máu báo thai: Lúc này, dịch tiết lỏng hoặc đặc hơn bình thường, màu sắc có thể khác và dịch sẽ ra nhiều hơn. Bên cạnh việc trễ kinh, mẹ có thể nhận thấy máu báo thai xuất hiện với một lượng rất ít và có màu đỏ nhạt. Trường hợp máu chảy nhiều kèm với đau bụng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
Nhiều mẹ thắc mắc mang thai 2 tháng đầu bụng đã to chưa? Trong tháng thứ 2, thai hình thành và phát triển rất nhanh nên cơ thể mẹ sẽ có một số thay đổi nhất định. Tuy nhiên, bụng to hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mẹ, số lần mang thai (hầu hết lần đầu mang thai bụng sẽ nhỏ, vị trí thai nhi (nếu lưng con tựa vào lưng mẹ và nằm quay về phía trước thì bụng bầu sẽ nhỏ, ngược lại thì bụng bầu có thể to).
Những vấn đề thường gặp khi mang thai 2 tháng đầu
1. Đau bụng khi mang thai
Khoảng 90% mẹ bầu bị đau bụng khi mang tháng ở tháng thứ hai. Tuy nhiên, đây là tình trạng bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng như: ốm nghén, nội tiết tố bị rối loạn, tử cung đang to ra hoặc mẹ ho khiến vùng bụng bị co thắt.
Trường hợp bạn bị đau dữ dội, đau quặn và kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, xuất huyết âm đạo, suy kiệt,… thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
2. Đau bụng dưới khi mang thai
Đây là triệu chứng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng trong thời gian mang thai. Thủ phạm gây ra tình trạng này là sự phát triển của tử cung, làm mẹ cảm thấy bụng dưới hơi bị căng hoặc hơi có áp lực như đau bụng kinh hàng tháng. Tuy nhiên, triệu chứng này không chỉ xuất hiện trong 2 tháng đầu mang thai mà còn ở những tháng tiếp theo. Vì vậy, mẹ đừng lo lắng mà hãy kiên trì và cố gắng vượt qua nhé!
Khi đi khám thai, dù chỉ bị nhẹ nhưng mẹ nên hỏi bác sĩ về triệu chứng đau bụng của mình. Đôi lúc đó là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng nấm men. Nếu cơn đau dai dẳng, chỉ tập trung ở một bên kèm xuất huyết âm đạo thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay. Nhiều khả năng đây là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Bạn có thể chưa biết:
Bầu 2 tháng nên ăn gì để bớt ốm nghén, giúp thai nhi phát triển tốt?
Bầu 2 tháng uống nước dừa được không? Dùng nước dừa như thế nào để mang lại lợi ích “vàng” cho mẹ và con?
Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu 2 tháng đầu
3. Đau lưng khi mang thai
Đây là tình trạng thường gặp ở những tháng đầu thai kỳ, vì đa phần cơ thể vẫn chưa thích nghi với sự xuất hiện của em bé. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây đau lưng như: thay đổi nội tiết tố hoặc ốm nghén khiến cơ thể mất cân bằng. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi cũng có thể gây áp lực lên cột sống, vùng lưng, khiến dây chằng giãn ra.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể chườm nước ấm, vận động nhẹ nhàng hoặc mát-xa vùng lưng giảm đau. Trường hợp đau lưng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc kèm với những triệu chứng như: xuất huyết âm đạo, tiểu nhiều, sốt, bạn nên đến khám bác sĩ ngay.
Cách chăm sóc bà bầu 2 tháng đầu
Chế độ ăn uống trong 2 tháng đầu mang thai
Trong thời gian này, mẹ nên bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày như: axit folic, canxi, vitamin D, kẽm, sắt, i-ốt. Một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà mẹ có thể tham khảo là: rau, trái cây, ngũ cốc, các loại thịt,… Ngoài ra, bạn cũng cần uống thêm các loại vitamin bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Lời khuyên cho các mẹ bầu
- Không mang vác vật nặng hoặc vận động quá sức. Điều này giúp tránh đau bụng và đau lưng khi mang thai.
- Hạn chế mang giày cao gót hoặc với tay lấy các vật cao.
- Chọn áo ngực thoải mái: Vì kích thước vòng 1 ngày càng tăng nên bạn cần chọn những chiếc áo ngực thoải mái, vừa vặn, chất liệu cotton thấm hút để tránh kích ứng.
- Chăm sóc da: Trong tháng thứ 2, da mẹ bầu bị khô do mất nước. Để phòng ngừa tình trạng này, bên cạnh việc uống nhiều nước, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm có thành phần từ tự nhiên.
- Phòng ngừa bệnh tật: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, bạn không nên đến nơi đông người hoặc những nơi mất vệ sinh và đeo khẩu trang trước khi ra ngoài, đặc biệt khi dịch covid diễn biến phức tạp như hiện nay.
Mẹ nên uống nước thường xuyên để da đủ độ ẩm trong thời gian mang thai
Lời khuyên cho chồng
Dù không mang thai nhưng người chồng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp vợ đối phó với những thay đổi trong thời gian mang thai. Là người chồng, người bố tương lai, bạn cần đảm bảo vợ mình được ăn uống khỏe mạnh và đủ chất. Các anh có thể giúp vợ bằng cách tìm hiểu các loại thực phẩm có lợi cho mẹ bầu hoặc xuống bếp tự tay nấu những món ăn ngon. Ngoài ra, bạn nên quan tâm, hỏi han để vợ thấy mình được yêu thương, chăm sóc. Điều này sẽ tiếp cho cô ấy thêm động lực để vượt qua khó khăn, vất vả trong thời gian mang thai và sinh con.
Qua bài viết trên, bạn đã biết dấu hiệu có bầu 2 tháng là như thế nào rồi đúng không? Trong thời gian này, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, không mang vác nặng, chọn áo ngực thoải mái để mẹ và con đều cảm thấy khỏe mạnh trong thai kỳ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!