Vì nhiều lý do, phải xác minh huyết thống của đứa trẻ nên đang mang thai có xét nghiệm adn được không là câu hỏi của nhiều mẹ bầu.
Đang mang thai có xét nghiệm adn được không và thời điểm nào là phù hợp?
Trả lời cho câu hỏi “Đang mang thai có xét nghiệm adn được không”, trên thực tế y khoa hiện đại đã làm được. Tuy nhiên, vì các rủi ro của xét nghiệm xâm lấn, nhiều bác sĩ có thể từ chối thực hiện.
Đặc biệt nếu xác nhận danh tính của cha đứa bé là lý do duy nhất để thực hiện xét nghiệm. Vì vậy, bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra yêu cầu này.
Ngày càng có nhiều người tìm đến xét nghiệm adn để kiểm tra huyết thống trước sinh
Thời gian thực hiện xét nghiệm adn khi mang thai tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà sản phụ chọn. Nhìn chung, thời điểm sớm nhất là vào tuần thứ 8 thai kỳ. Đây là thời điểm tối thiểu để đảm bảo không có rủi ro nào đối với mẹ hoặc em bé.
Có hai phương pháp xét nghiệm adn huyết thống trước sinh: xâm lấn và không xâm lấn. Sản phụ nên chọn loại xét nghiệm adn không xâm lấn để đảm bảo không có nguy cơ sảy thai.
Các phương pháp xâm lấn đòi hỏi thai nhi phải phát triển hơn trước khi tiến hành. Vì thế các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp này với thai nhi.
Phương pháp xâm lấn có nguy cơ sảy thai 1/500
Chọc ối
Đây là xét nghiệm adn xâm lấn được thực hiện vào khoảng tuần 14 đến tuần thứ 20. Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm.
Nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ. Sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm adn.
Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15- 30 ml. Lượng nước ối sẽ được tái tạo để bé không bị thiếu ối. Một số sản phụ sẽ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tình trạng đau bụng sẽ giảm vào ngày hôm sau.
Chọc ối mang tính chính xác cao nhưng cũng rủi ro nhiều hơn
Tuy nhiến, tai biến và rủi ro lớn nhất của phương pháp chọc ối là không hề nhỏ. Sản phụ có thể bị sẩy thai, vỡ ối, nhiễm trùng. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ sảy thai khi chọc ối là 1/500. Có nghĩa là cứ 500 sản phụ chọc ối sẽ có 1 người bị sẩy thai.
Xét nghiệm sinh thiết gai nhau
Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng.
Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500.
Phương pháp xét nghiệm adn trước sinh không xâm lấn NIPT
Phương pháp này còn có tên gọi là xét nghiệm máu của mẹ. Tức là lấy máu ngoại vi của mẹ mang thai và của người cha giả định để làm xét nghiệm and. Sau đó xác định mối quan hệ huyết thống cha-con của thai nhi với người cha giả định đó.
Thời gian thực hiện thích hợp từ tuần thai thứ 10 trở đi, tốt nhất là từ tuần thứ 12. Mẫu được sử dụng xét nghiệm chỉ là máu tĩnh mạch từ cánh tay của cha và mẹ. Vì vậy, phương pháp được xem là an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như bản thân thai phụ.
Xét nghiệm adn không xâm lấn an toàn cho mẹ và thai nhi
Tính chính xác của xét nghiệm adn trước sinh?
Nói đến tính chính xác thì phương pháp xét nghiệm NIPT có xác suất chính xác lên đến 99,9%. Nhưng dưới góc nhìn chuyên môn, đây không phải là tỷ lệ lý tưởng.
Theo chuyên gia, để xác định huyết thống của thai nhi, chọc dò nước ối để xét nghiệm adn chính xác hơn. Bản chất của chọc ối là làm xuất huyết giữa mẹ và con.
Nếu người mẹ có nguy cơ dễ bị sảy thai thì các bác sĩ khuyến cáo không nên chọc ối.
Cuối cùng, đang mang thai có xét nghiệm adn bằng phương pháp chọc ối?
Ngoài nhu cầu xét nghiệm huyết thống, chọc ối là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện các khuyết tật thai nhi. Bao gồm hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác. Do tính chất nguy hiểm, mẹ bầu chỉ được yêu cầu xét nghiệm khi mẹ thuộc trường hợp có nguy cơ cao như:
- Trẻ em trong gia đình có dị tật bẩm sinh
- Mẹ bầu ngoài 35 tuổi
- Bất thường thấy trên siêu âm
- Có dấu hiệu bất thường về sàng lọc máu
Xét nghiệm sẽ cho ra kết quả chính xác nhất đối với các trường hợp sau:
- Xơ nang
- Hội chứng Down
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Loạn dưỡng cơ bắp
- Bệnh Tay-Sachs
- Đốt sống cột sống
- Thiếu não
- Phát triển của phổi trong ba tháng cuối của thai kỳ nếu bé có nguy cơ sinh non.
- Nhiễm trùng nước ối
Lời kết:
Khi đặt vấn đề đang mang thai có xét nghiệm adn được không, nghĩa là bạn quan tâm đến thương tổn cho chính con của mình. Hãy suy xét kỹ càng và cân nhắc thiệt hơn trước khi thực hiện xét nghiệm bạn nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!