Đa ối tuần 36 là hiện tượng nào? Tình trạng này có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Có cần phải kích sinh sớm hay có cách nào điều trị dứt điểm không?
Đa ối là gì?
Nước ối trong bụng người mẹ sẽ giúp thai nhi cử động tự do trong bụng và cho phép bé phát triển toàn diện. Túi ối sẽ bắt đầu hình thành phát triển từ ngày thứ 12 của thai kỳ.
AFI là chỉ số nước ối – một trong những chỉ số quan trọng bác sĩ thường theo dõi trong thai kỳ. Chỉ số này dao động từ 5-24cm là mức bình thường. Còn tình trạng đa ối sẽ được bác sĩ xác định khi:
- AFI vượt trên 25cm
- Hay lượng nước ối vượt mức 2000ml
Có thể mẹ bầu cũng có nghe qua khái niệm “dư ối”. Nhưng hãy chú ý rằng hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Điểm giống nhau là hai khái niệm này hoàn toàn nói về lượng nước ối quá mức cần thiết. Nhưng đa ối là tình trạng nặng hơn đa ối.
Nguyên nhân của hiện tượng đa ối
Tình trạng đa ối thường liên quan đến một số nguyên nhân được biết đến bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh: khi mang thai em bé sẽ thường xuyên nuốt nước ối, sau đó thải ra chính nguồn nước ối đã nuốt của mình. Quá trình này giúp giữ mức chất lỏng trong phạm vi bình thường. Tuy nhiên, có một số khuyết tật bẩm sinh có thể cản trở em bé nuốt hoặc tiêu hóa nước ối, dẫn đến mức chất lỏng dư thừa.
- Tiểu đường thai kỳ: nồng độ glucose cao trong máu của người mẹ có thể kích hoạt sự tích tụ nước ối dư thừa. Và tình trạng này xảy ra khi thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ.
- TTTS: là viết tắt của Twin-to-Twin Transfusion Syndrome, tức là Hội chứng truyền máu song sinh, một biến chứng với cặp song sinh giống hệt nhau, trong đó một cặp sinh đôi đang nhận được lưu lượng máu nhiều hơn so với người kia. Hội chứng này liên quan đến tình trạng đa ối.
- Thiếu máu thai nhi: đa ối có thể xảy ra nếu em bé không có đủ lượng hồng cầu.
- Yếu tố Rh: Nếu mẹ và bé có nhóm máu Rh âm tính và Rh-dương không tương thích, em bé có thể phát triển một tình trạng gọi là yếu tố Rh. Đây là một loại thiếu máu đặc biệt của thai nhi cũng có thể dẫn đến thừa nước ối
Đa ối tuần 36 thai kỳ có nguy hiểm cho con yêu không?
Thể tích nước ối trong thai kỳ thường sẽ giảm từ tuần 36 thai kỳ. Nhìn chung, lượng nước ối từ tuần thai thứ 37-41 sẽ giảm 10%, và từ tuần 42 sẽ giảm nhanh hơn nữa.
Mẹ bầu khi được chẩn đoán đa ối tuần 36 sẽ có những nguy hiểm nhất định đến sức khoẻ của bản thân và thai nhi. Có thể kể đến như:
- Khi khối lượng chất lỏng trong tử cung quá cao, sẽ có nguy cơ vỡ màng ối sớm và do đó, bé sẽ phải sinh non
- Sa dây rốn; bong nhau thai
- Thai nhi không thể quay đầu ở ngôi thai thuận, dẫn đến thai bị ngược; hay trong quá trình chuyển dạ thau nhi cúi đầu không tốt khiến nguy cơ sinh mổ tăng cao
- Tăng nguy cơ chảy máu và băng huyết sau sinh
- Nguy cơ tăng huyết áp, phù nề nhiều, khó thở hay bệnh lý tiền sản giật.
Đa ối tuần 36 có nên sinh con sớm không?
Nếu mẹ bầu bị đa ối 36 tuần không có những triệu trứng nguy cấp hay những bệnh lý khác thì không nên sinh sớm.
Không có phương pháp điều trị hẳn chứng đa ối tuần 36. Thay vào đó, bác sĩ sẽ có cách để theo dõi và hướng dẫn thai phụ chăm sóc bản thân và em bé trong bụng.
Những việc bác sĩ thường khuyến nghị bao gồm:
- Tuân thủ tuyệt đối lịch khám thai theo dõi hàng tuần mà bác sĩ hẹn
- Quan sát cơ thể mình để nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu bất thường mà bác sĩ đã dặn
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
- Chế độ ăn đặc biệt để đảm bảo tình trạng đa ối 36 tuần không thêm trầm trọng: đảm bảo lượng protein đầy đủ từ thịt động vật và hải sản; nhiều rau xanh; trái cây nhiều chất xơ và vitamin thay vì mọng nước,..
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
- Không ăn mặn nhiều vì muối sẽ giữ thêm nước trong cơ thể
- Tinh thần thoải mái, cố gắng không suy nghĩ quá nhiều và căng thẳng.
Khi nào thì đa ối tuần 36 có dấu hiệu không bình thường?
Hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngay lập tức nếu có những biểu hiện sau:
- Mệt ngực
- Khó thở nhiều không rõ nguyên nhân
- Bụng luôn căng cứng và đau nhiều
- Rỉ ối
- Và những bất thường khác của cơ thể như sốt; nôn mửa; dịch nhầy ra máu;…
Những tuần cuối thai kỳ rất quan trọng, là giai đoạn nước rút để bé phát triển toàn diện và mẹ chuẩn bị tốt nhất để cả hai gặp nhau. Một chút chuẩn bị kỹ càng hơn; thư thái hơn; nhẹ nhàng hơn; rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!