Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Lượng nước ối của mỗi người khác nhau theo từng thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, với nhiều người lại xảy ra hiện tượng đa ối, gây hoang mang cho thai phụ. Vậy đa ối khi mang thai có nguy hiểm không? Hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau.
Thế nào là đa ối?
Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi, xuất hiện sau vài tuần đầu của thai kỳ. Nước ối có chức năng bảo vệ thai nhi khỏi những chấn thương. Đặc biệt nó là môi trường chứa chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ thai nhi giữ thân nhiệt ổn định.
Đa ối không chỉ nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi
Đa ối là hiện tượng dư thừa nước ối. Thông thường sẽ dần dần tăng lên cho đến khi có khoảng 1 lít ở tuần thứ 37. Sau đó, lượng nước ối thường giảm xuống còn khoảng 0.5 lít trong tuần thứ 40 của sản phụ. Khi lượng nước ối tăng lên quá mức (lên đến 2 lít hoặc hơn) sẽ khiến cơ thể mẹ nặng nề và khó chịu.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng đa ối
Đa ối từ mẹ
Một trong những nguyên nhân phổ biến là đái tháo đường trước và trong giai đoạn mang thai. 10% phụ nữ bị đa ối do đái tháo đường.
Ngoài ra, kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng. Hay phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.
Nguyên nhân từ rau thai
U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau ví dụ như giang mai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đa ối
Nguyên nhân đa ối từ thai nhi
Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.
Thai nhi bị khuyết tật ở hệ thống tiêu hóa (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hóa).
Phù thai không do yếu tố miễn dịch. Đây là hiện tượng có tiên lượng rất xấu và thường liên quan đến đa ối. Trường hợp điển hình có tình trạng phù rau thai.
Bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơ ron thần kinh).
Hội chứng truyền máu song thai là một rối loạn có tiên lượng xấu, xuất hiện với tỷ lệ 15% trong thai nghén song thai một màng đệm, hai túi ối, là biến chứng do đa ối ở thai nhận máu.
Đa ối có nguy hiểm không?
Hiện tượng đa ối xuất hiện càng sớm trong quá trình mang thai càng mang lại nhiều nguy cơ biến chứng cao. Khi lượng chất lỏng tăng quá cao, mẹ có thể bị vỡ màng ối sớm, bong nhau thai hoặc sa dây rốn. Đa ối ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khung xương của thai nhi.
Khả năng bị băng huyết sau sinh của thai phụ bị đa ối khá cao. Điều này là do tử cung bị chèn ép do lượng ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như thông thường. Và đặc biệt, khi bị đa ối thai nhi có thể bị chết lưu.
Làm gì khi bị đa ối
Đa ối nếu xảy ra ở mức độ nhẹ không đáng lo ngại. Mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị đúng cách. Tuy nhiên, với trường hợp đa ối nặng, mẹ có thể phải phẫu thuật, chọc ối là lấy bớt nước ối.
Khi bị đa ối bạn cần đến gặp bác sĩ để có giải pháp chính xác
Lưu ý, sản phẩm phải thăm khám và theo dõi thường xuyên khi xuất hiện các dấu hiệu tức ngực, khó thở, bụng to đột ngột. Để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Phòng ngừa đa ối
Để ngăn ngừa hiện tượng đa ối khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Khám thai đều đặn và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước khi sinh. Khi có dấu hiệu đa ối, mẹ cần báo cho bác sĩ biết ngay để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.
Đa ối không chỉ mang lại những nguy hiểm cho mẹ mà còn cho cả thai nhi. Do đó, mẹ cần tìm hiểu kĩ về hiện tượng này để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Xem thêm
Chỉ số nước ối ở bà bầu và những điều cần biết
Hướng dẫn mẹ bầu cách uống nước mía giúp con tăng cân, sạch ối dễ đi đẻ
Chỉ số nước ối qua các tuần thai và những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về nước ối
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!