Ngay khi biết mình mang thai, mẹ cần cẩn trọng trong mọi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Đây là 9 điều mẹ phải dừng ngay nếu muốn con chào đời khỏe mạnh, không dị tật.
Con chào đời khỏe mạnh, chân tay đầy đủ và trí não phát triển là điều mà mẹ bầu nào cũng mong muốn. Để làm được điều này vừa đơn giản mà cũng vừa khó. Nếu mẹ vốn là người cẩn thận và có nếp sinh hoạt lành mạnh, đây đúng là điều dễ dàng. Loại trừ yếu tố di truyền, những thói quen xấu và chủ quan trong cuộc sống đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ cần cẩn trọng và dừng ngay những điều này nếu biết mình đang mang trong người một sinh linh nhỏ bé và mong manh.
9 điều mẹ bầu tuyệt đối không nên làm nếu muốn con chào đời khỏe mạnh, an toàn
1. Mẹ không nên sử dụng thuốc trị mụn thuộc nhóm retinoic acid
Retinoic acid hay các phái sinh của vitamin A với các tên gọi trong kinh doanh mỹ phẩm như Roaccutane, Acnotin, Istane. Nếu có ý định sinh con, các mẹ phải ngưng sử dụng những loại sản phẩm có chứa chất này ít nhất từ 3 tháng-1 năm thì việc mang thai mới hoàn toàn an toàn. Trong trường hợp mẹ vô tình dùng những sản phẩm hay thuốc có retinoic thì hầu như thai nhi sẽ mắc phải các dị tật nguy hiểm, đặc biệt là về tim, hệ thần kinh, dị tật não, mặt mũi bị biến dạng, trẻ bị hở vòm sứt môi, …
2. Căng thẳng quá mức – Mẹ cần mau cải thiện tình trạng này
Căng thẳng, lo lắng, xì trét có ảnh hưởng đến mọi cơ thể ở mọi lứa tuổi. Nhưng những tác động này sẽ càng nghiêm trọng nếu đó là một người mẹ đang mang thai. Khi mẹ bầu lo lắng quá mức, cơ thể sẽ tiết ra hoóc môn làm kìm hãm quá trình phát triển của thai nhi. Do đó mà bé chậm phát triển, đồng thời mẹ lại càng có nguy cơ sảy thai (nếu là giai đoạn đầu của thai kỳ) hoặc sinh non (giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ).
3. Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm không có lợi cho mẹ và bé
Khi mẹ mang thai, cơ thể cần một lượng calo và dinh dưỡng nhiều hơn bình thường để hỗ trợ quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi. Ngược lại, khi mẹ bầu ăn những thức ăn không có hàm lượng dinh dưỡng và gây hại cho chính mẹ lẫn thai nhi như:
- Ăn thức ăn nêm nếm quá nhiều gia vị.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo.
- Đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, …
- Các món sống, gỏi, tái, …
- Thức uống có cồn, nhiều đường, ga, cafein, …
Đây đều là các thực phẩm vừa có thể khiến mẹ bị rối loại tiêu hóa, dễ bị tiểu đường, máu nhiễm mỡ, … Khi đó, người mẹ dễ mệt mỏi, bệnh tật mà thai nhi cũng gặp nguy hiểm tới quá trình phát triển và lớn lên trong bụng mẹ.
4. Mẹ bầu cần cẩn trọng với việc uống sữa bò
Một trong những loại đồ uống mà mẹ bầu nào cũng muốn tăng cường để cơ thể được cung cấp thêm canxi cho bé khỏe mạnh, mau lớn. Nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý, nếu uống quá nhiều sữa bò bé sinh ra rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng đạm sữa bò. Những bé sau khi chào đời, nếu ăn loại sữa có thành phần đạm của sữa bò, con có thể gặp các biểu hiện như: Nôn, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, mẩn đỏ, … Khi đó, việc ăn uống của bé cũng trở nên khó khăn và hạn chế hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.
Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ hãy xen kẽ giữa các loại sữa bò, sữa đậu nành, sữa từ các loại hạt hoặc tăng cường các thức ăn có nhiều canxi như cá, ngũ cốc, …
5. Tập thể dục quá sức là điều mẹ bầu không nên làm
Trong khi mang thai, mẹ bầu nên duy trì các hoạt động thể chất, thể dục nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cũng cần chú ý, không tập luyện quá mức, dùng nhiều sức và mỗi lần tập không nên quá 30 phút.
Khi tập, mẹ đừng quên ngồi nghỉ, uống nước từ 15-20 phút/lần để cơ thể được tỏa nhiệt nóng ra ngoài. Điều này sẽ giúp mẹ phòng tránh hiện tượng nhiệt độ cơ thể quá cao, dẫn đến việc thai nhi có thể bị thiếu oxy, ảnh hưởng tới phát triển cơ thể và trí não của bé trong bụng mẹ.
Các mẹ đọc báo thường thấy ngôi sao nổi tiếng tập luyện thể dục rất nặng khi mang thai để có được hình thể đẹp ngay cả khi đã tăng cân và sau sinh. Nhưng mẹ đừng quên rằng, họ cần có một đội ngũ huấn luyện viên và bác sĩ túc trực ở bên tư vấn cũng như hướng dẫn. Do đó, mẹ cần lưu ý đến khả năng thể chất và độ dẻo dai của cơ thể để lựa chọn hình thức và mức độ thể dục sao cho phù hợp nhất.
6. Mẹ bầu cần hạn chế đừng đứng quá lâu và nằm quá nhiều
Một trong những điều mà các bác sĩ khuyên mẹ bầu khi bước vào thai kỳ cuối nên cẩn thận là không được đứng và nằm quá lâu, đặc biệt là các mẹ mang bầu từ tuần thứ 20 trở đi. Lý do chính là vì khi mẹ nằm quá nhiều hay đứng quá lâu, chân và bàn chân mẹ sẽ sưng phù nhiều hơn. Rất nhiều mẹ có thể bị giãn tĩnh mạch từ nguyên nhân này. Do đó mà mẹ bầu dễ bị đau lưng, viêm khớp đầu gói. Trong khi đó, với thai nhi, khi mẹ nằm, đứng trong thời gian dài, trọng lượng của bé sẽ chèn ép lên dạ dày, thành ruột và tĩnh mạch. Khi đó hệ tuần hoàn cũng hoạt động khó khăn hơn, máu đưa đi nuôi thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế từ 30 phút-1 tiếng/lần. Nếu phải ngồi nhiều, mẹ hãy đứng dậy đi lại, vận động cơ thể để máu được tuần hoàn tốt hơn.
7. Chuyện giảm cân hãy để sau khi sinh
Dù biết sinh con có nhiều thay đổi nhưng dường như một số mẹ bầu lại trở nên quá lo lắng với việc mình mũm mĩm hơn so với trước đây và nảy sinh ý muốn “giảm cân”.
Nhưng mẹ đừng quên trong bụng mẹ đang có một cơ thể cần các chất dinh dưỡng để lớn lên và phát triển. Nếu mẹ ăn “giảm cân”, thai nhi vừa chậm phát triển mà lại dễ bị dị tật, thêm vào đó trẻ sinh ra có nguy cơ còi cọc và bị đẻ non.
Nếu mẹ lo lắng mình quá béo, không tự tin về hình thể thì chỉ cần kiểm soát các nhóm thực phẩm cũng như số lượng bữa ăn sao cho hợp lý là được. Ví dụ cùng một loại cơm cung cấp lượng calo như nhau nhưng cơm gạo trắng nhiều đường hơn hẳn so với gạo lứt, … Sự thông minh khi lựa chọn thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ là chìa khóa quan trọng để mẹ kiểm soát cân nặng của mình trong suốt thai kỳ một cách tốt nhất.
8. Tạm thời mẹ bầu nên ngừng thói quen xông hơi nếu muốn con chào đời khỏe mạnh
Cách thư giãn tuyệt vời này có thể trở nên nguy hiểm với các mẹ khi đang có bầu em bé trong bụng. Một công trình nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, xông hơi dễ khiến cho mẹ bầu mới mang thai bị tăng nhiệt độ, cơ thể dễ mất nước và các chất khoáng cần thiết. Do đó quá trình xông hơi có thể khiến tắc mạch máu, thai nhi không phát triển được. Chính vì vậy mà nguy cơ sảy thai với các mẹ mang bầu sẽ cao hơn.
9. Khi có bầu, mẹ nên hạn chế tắm rửa, vệ sinh cho chó mèo hay động vật nuôi trong nhà
Mẹ yêu động vật, điều đó không có gì là sai. Nhưng khi có bầu, mẹ phải hết sức cẩn trọng. Trong phân của các loại động vật nuôi, đặc biệt là phân mèo thường có chứa Toxoplasmosis, một trong những loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hay nặng hơn nữa là thai chết lưu.
Vì thế nếu đang mang thai, mẹ hãy nhờ người thân làm thay mình công việc dọn dẹp, tắm rửa cho thú cưng để đảm bảo an toàn tính mạng của bé yêu trong bụng.
Theo The Asianparent Thái Lan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!