Có thai mạch bụng đập mạnh ẩn chứa nhiều nguy cơ trong thai kỳ. Đáng tiếc, đa phần chúng bị bỏ qua do nhầm lẫn mạch bụng với nhịp tim thai nhi.
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân có thai mạch bụng đập mạnh
- Dấu hiệu nhận biết
- 1 số dấu hiệu đi kèm
- Mẹ nên làm gì?
- Cách phòng ngừa
Nguyên nhân có thai mạch bụng đập mạnh
Khi mang thai, người mẹ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Đơn cử như là mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức, căng tức ngực, phù nề, tăng cân… Tuy nhiên, đó là những dấu hiệu thai kì bình thường. Có một hiện tượng tiềm ẩn nguy cơ khác mà mẹ bầu lại ít khi quan tâm. Đó chính là có thai mạch bụng đập mạnh. Nguyên nhân chị em không để ý là vì cho rằng đây là nhịp đập tim của thai nhi.
Vì sao có thai mạch bụng đập nhanh? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của nó là do thai nhi nằm chèn lên động mạch chủ vùng bụng. Vì thế, động mạch chủ trở nên đập nhanh hơn. Nhưng hệ quả không đơn giản chỉ dừng lại ở đó. Động mạch chủ bụng là động mạch chủ đi đến bụng. Nếu nó bị cản trở sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thai nhi ngày càng phát triển, sức ép lên động mạch chủ bụng càng lớn. Phần bị yếu của động mạch chủ từ đó phình và đây chính là nguy cơ. Nó có thể bị vỡ và gây chảy máu trong nghiêm trọng, dẫn đến sốc thậm chí tử vong.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến và Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thị Hòa – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết thêm, nếu tình trạng phình động mạch chủ bụng xảy ra do thai nhi chèn lên động mạch chủ bụng, động mạch chủ sẽ giãn ra to hơn bình thường, đoạn động mạch chủ bị phình có thành mạch yếu hơn bình thường, mạch máu rất dễ vỡ dưới áp lực của máu, có thể gây chảy máu nghiêm trọng, dẫn đến sốc hoặc thậm chí tử vong. Khi bị phình động mạch chủ bụng, mẹ có thể tụt huyết áp, đau ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi, đau bụng, chướng bụng…
Bạn có thể chưa biết:
5 cách nghe tim thai ở nhà mà không cần siêu âm
Dấu hiệu nhận biết mạch bụng đập mạnh
Có thai mạch bụng đập mạnh là một hiện tượng không khó để nhận biết. Mẹ bầu có thể cảm nhận được mạch bụng của mình đập mạnh hơn bình thường. Hoặc khi sờ vào vùng bụng trên rốn, bạn sẽ thấy có khối u đập đều. Nó khá giống với nhịp đập của tim.
Mẹ nên thận trọng khi mạch bụng đập nhanh (Nguồn ảnh: istockphoto)
Một số dấu hiệu đi kèm khi có thai mạch bụng đập mạnh
Việc nhận biết động mạnh bụng bị thai chèn ép là không khó. Và nếu có thêm những dấu hiệu đi kèm sau, mẹ bầu nên đến bệnh viện. Bởi vì có thể mẹ bầu đang gặp phải tình trạng phình động mạch chủ vùng bụng. Đây là biến chứng tiếp theo của tình trạng có thai mạch bụng đập mạnh nói trên.
Những triệu chứng đi kèm gồm đau vùng bụng, vùng hạ vị hay phía sau lưng. Cảm giác đau liên tục, bứt rứt kéo dài hàng giờ đến nhiều ngày. Mức độ những cơn đau tăng dần và đều xuất hiện đột ngột. Cảm giác đau có thể lan xuống vùng bẹn, ra vùng hông. Hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp là cơn đau sẽ lan xuống cả chân.
Khi phình động mạch chủ dọa vỡ, mẹ bầu sẽ bị đau bụng dữ dội. Cơn đau này giống như cơn đau thận, viêm ruột thừa hau xuất huyết dạ dày. Đây là một tình huống nguy hiểm tính mạng, mẹ bầu nên đi cấp cứu ngay lập tức.
Bạn có thể chưa biết:
Không có tim thai và những nguyên nhân phổ biến mẹ cần biết
Làm gì khi có thai mạch bụng đập mạnh?
Bạn cần thực hiện siêu âm bụng ngay để theo dõi kích thước của động mạch chủ bụng. Đặc biệt là sau tam cá nguyệt thứ hai. Siêu âm sẽ đánh giá chính xác sự gia tăng về kích thước của động mạch chủ. Từ đó có thể phát hiện nguy cơ vỡ hoặc bóc tách động mạch chủ thứ phát. Vỡ động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ tử vong. Vì thế chị em tuyệt đối không được chủ quan với vấn đề nguy hiểm này.
Khi có dấu hiệu bất thường mẹ nên đi khám ngay (Nguồn ảnh: istockphoto)
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa và tránh việc mạch bụng đập mạnh khi có thai, mẹ bầu nên giữ cho mạch máu mình thật khỏe mạnh. Điều này làm giảm đáng kể khả năng mẹ bầu bị phình động mạch chủ bụng.
Trước hết, mẹ bầu không nên hút thuốc lá, uống rượu bia. Vì đây là nguyên nhân chính gây ra các bện về mạch máu. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kiểm soát chế độ ăn uống, sự căng thẳng… Các biện pháp này là nhằm giữ huyết áp được ổn định.
Hẳn mẹ bầu cũng biết, cholesterol cao dẫn đến xơ vữa động mạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây phình động mạch chủ. Vì thế, mẹ bầu hãy kiểm soát nó cũng bằng chế độ ăn uống và vận động.
Để tránh trọng lượng cơ thể chèn ép lên các mạch máy, mẹ bầu không nên nằm ngửa khi ngủ. Tư thế nằm tốt nhất dành cho các mẹ bầu là nằm nghiêng. Nó giúp hạn chế sức ép lên mạch bụng, vùng xương chậu. Ngoài ra tư thế này còn dễ dàng giúp cho mẹ bầu ngồi dậy. Đồng thời, nó còn giúp tăng cường lượng máu và ô xy đến tử cung để nuôi thai nhi.
Thay lời kết
Có thai mạch bụng đập mạnh là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Nếu mẹ bầu có dấu hiệu mạch bụng đập mạch kèm với những cơn đau bụng liên miên, tuyệt đối không nên bỏ qua. Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp nhé.
Nguồn tham khảo: Dấu hiệu cảnh báo phình động mạch chủ bụng – Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!