Cách nghe tim thai ở nhà là dùng ống nghe khám bệnh của bác sĩ, ống nghe Pinard hoặc dùng máy đo tim thai… Nghe tim thai là hoạt động quan trọng giúp mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi, mời mẹ cùng tìm hiểu thêm các nội dung sau:
- Khi nào có thể nghe tim thai?
- Các cách nghe tim thai tại nhà không cần siêu âm
Khi nào có thể nghe tim thai?
Sự hình thành tim thai
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, vào ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Ở cuối tuần thai thứ 5, hạt nhỏ ở phôi bắt đầu hình thành, làm tiền đề phát triển tim thai về sau, tuy nhiên tim thai chỉ thực sự lớn dần khi thai nhi bước sang tuần thứ 7 thai kỳ.
Tim thai hình thành từ tuần thứ 7 (Nguồn ảnh: istockphoto)
Từ tuần thứ 7, tim thai lớn dần và bắt đầu phân thành buồng trái, buồng phải và gần như hoàn thiện khi thai nhi được 12 tuần. Nhịp đập của tim thai rõ hơn khi bước sang tuần 14 và ở mốc 16 tuần, tim thai đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24l/ngày. Về mặt cấu tạo, tim đã bắt đầu hoàn chỉnh và đảm nhiệm chức năng của mình.
Bài viết liên quan:
Nhịp tim thai nhanh có sao không và cách xử lý khi tim thai đập nhanh
Khi nào có thể nghe tim thai?
Trên thực tế, vào tuần 5, tim thai bắt đầu đập nhanh tự nhiên và có tốc độ như tim mẹ, khoảng 80-85 nhịp/phút. Từ tuần thứ 6 – 8, nhịp tim thai sẽ tăng lên 150-170 nhịp mỗi phút, nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ.
Nhịp tim sẽ nhanh chóng ổn định cho đến tuần 9, cao nhất tầm từ 170 đến 200 nhịp mỗi phút. Sau đó sẽ bắt đầu chậm lại đến mức trung bình khoảng 120 và 160.
Mẹ có thể áp dụng các cách nghe tim thai tại nhà vào khoảng tuần thứ 18 – 20, tùy thuộc vào các yếu tố như cân nặng của mẹ, vị trí của em bé và vị trí của nhau thai.
Những cách nghe tim thai tại nhà mà không cần siêu âm
Dùng ống nghe khám bệnh của bác sĩ
Tai nghe bác sĩ là một dụng cụ y tế phổ biến được sử dụng để khuếch đại tiếng ồn bên trong, đặc biệt là cho tim và phổi. Thiết bị đáng tin cậy này cũng có thể dùng như 1 cách nghe nhịp tim thai ở nhà cho mẹ.
Ống nghe khám bệnh của bác sĩ có thể được mua dễ dàng tại các nhà thuốc hay cửa hàng thiết bị y tế. Dưới đây là các mẹo từng bước về cách sử dụng ống nghe để nghe nhịp tim bé:
- Tìm một vị trí yên tĩnh. Môi trường xung quanh càng yên tĩnh thì càng dễ nghe tiếng tim thai ở nhà của bé. Mẹ có thể ngồi trong phòng một mình với tivi và radio đã tắt.
- Nằm xuống giường hoặc nằm trên ghế sofa, nói chung là một bể mặt phẳng và mềm mại.
- Cảm nhận xung quanh bụng và tìm vị trí hiện tại của em bé. Lưng của em bé là một nơi lý tưởng để nghe nhịp tim thai nhi. Vị trí này trên dạ dày của bạn sẽ cảm thấy cứng, nhưng khá mịn màng.
- Đặt ống nghe trên khu vực này của bụng và bắt đầu nghe qua tai nghe.
Mẹ có thể tự nghe tim thai ở nhà (Nguồn ảnh: istockphoto)
Sử dụng ống nghe tim thai Pinard
Ngày trước, dụng cụ ống nghe Pinard, được làm từ gỗ, là một thiết bị nghe tim thai khá phổ biến tại những cơ sở chăm sóc y tế. Phần đầu phẳng của nó được đặt trên tai của người nghe, trong khi phần sừng được sử dụng để di chuyển xung quanh bụng của thai phụ. Dụng cụ này được sử dụng để nghe trực tiếp tim thai em bé thông qua cơ thể của người mẹ mà không sử dụng điện hoặc năng lượng.
Nhược điểm của việc ống nghe Pinard nghe tim thai ở nhà là người mẹ không thể lắng nghe. Do đó, dụng cụ này chỉ được sử dụng cho bố hay các thành viên khác.
Cách nghe tim thai ở nhà hoàn hảo là dùng ống nghe tim thai Fetoscope
Đây là dụng cụ kết hợp hiện đại giữa tai nghe của bác sĩ và Pinard. Thiết bị này sẽ giúp thai phụ nghe tim thai tại nhà và thường cho kết quả tốt hơn. Việc sử dụng thiết bị này cần có kỹ năng, và nếu có kinh nghiệm y tế thì mẹ có thể dễ dàng phân biệt giữa những gì đang nghe. Âm thanh tim thai của em bé nghe như tiếng đồng hồ để dưới gối, trong khi nhau thai tạo ra nhiều âm thanh như tiếng huýt sáo.
Bài viết liên quan:
Dấu hiệu có tim thai nhận biết như thế nào, tuần thứ mấy chưa có tim thai là bất thường?
Cách sử dụng máy đo tim thai Doppler
Về cơ bản, cấu tạo của máy nghe tim thai tại nhà bao gồm các phần sau: gồm phần đầu dò và phần máy chủ, hoạt động cũng như một máy siêu âm mini. Đầu dò để nghe nhịp tim thai, còn phần máy chủ để hiển thị nhịp tim thai.
Cách sử dụng máy đo tim thai như sau:
- Bôi ít gel loại dùng cho siêu âm lên bụng. Lấy tay thoa đều lớp gel đó lên phần bụng mà mẹ đã xác định vị trí em bé.
- Dùng đầu dò và rà quanh phần bụng. Nếu vị trí nào mà bắt được nhịp tim của bé đập thì màn hình máy chủ sẽ hiện con số lên, đồng thời sẽ được được rất rõ âm thanh đập bùm bụp của tim con yêu, còn không thì sẽ không hiện số.
Có thể nghe tim thai qua ứng dụng điện thoại (Nguồn ảnh: istockphoto)
Sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động cũng là cách nghe tim thai ở nhà
Với công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc, ngày nay mẹ có thể tải app (ứng dụng) từ điện thoại và dùng để nghe tim thai. Ứng dụng theo dõi nhịp tim thai trên điện thoại di động bao gồm một màn hình hiển thị nhịp tim của thai nhi, các bà mẹ sẽ tự điều chỉnh để nghe nhịp tim của bé và ghi lại những âm thanh đó. Ngoài ra, thai phụ có thể theo dõi những thay đổi trong tâm trạng và cảm xúc của mình trong suốt thai kỳ.
Tuy ứng dụng có thể tải miễn phí, nhưng mẹ cũng cần phải đầu tư thiết bị theo dõi đi kèm với giá khoảng ba triệu.
Thay lời kết
Tim thai nhi là một trong những dấu hiệu cho thấy con có sự sống và khoảnh khắc đầu tiên mẹ nghe được nhịp tim con thường rất ý nghĩa. Nhu cầu nghe tim thai tại nhà dễ dàng được áp dụng với những cách trên. Tuy nhiên rất dễ có sự nhầm lẫn khi sử dụng dụng cụ nghe tim thai ở nhà bởi đa phần các mẹ đều không có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này.
Mặt khác, bất kỳ cử động nào bên trong cơ thể người mẹ như sự chuyển động của thai nhi, chuyển động ruột của mẹ và sự lưu thông của các mạch máu… cũng có thể được chuyển hoá thành sóng nên dễ bị nhầm là tim thai. Ngay cả khi nhận biết được nhịp tim thai thì cũng khó phát hiện được những thay đổi ở nhịp điệu để biết tim thai đang có vấn đề hay không.
Mặc dù có thể nghe tim thai tại nhà bằng nhiều cách, mẹ cũng đừng vì thế mà bỏ qua các lần khám thai, siêu âm định kỳ. Tất cả các lần thăm khám đều có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện các bất thường hay bất cứ nguy cơ nào có thể xảy đến với bé yêu.
Nguồn tham khảo: Sự hình thành tim thai và những điều cần biết – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!