X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Có nên lấy ráy tai cho bé không? Khi nào cần lấy và lấy như thế nào để không làm tai của con bị đau rát?

Mất 8 phút để đọc
Có nên lấy ráy tai cho bé không? Khi nào cần lấy và lấy như thế nào để không làm tai của con bị đau rát?Có nên lấy ráy tai cho bé không? Khi nào cần lấy và lấy như thế nào để không làm tai của con bị đau rát?

Nhiều người nghĩ ráy tai là chất bẩn, làm dơ tai nhưng thực chất ráy tai giúp ngăn nhiễm trùng và làm ấm tai. Nếu ráy tai tích tụ nhiều thì có nên lấy ráy tai cho trẻ không? Lấy như thế nào để không làm tai của con bị đau rát? Đọc bài viết của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Có nên lấy ráy tai cho trẻ không là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Câu trả lời là không nên vì các ráy tai sẽ tự rơi ra ngoài nhờ sự chuyển động của lông mao trong tai và không khí. Tuy nhiên, có hai trường hợp mà bạn có thể lấy ráy tai cho con. Thứ nhất là ráy tai nhiều, làm bác sĩ khó quan sát bên trong tai. Thứ hai là ráy tai tắc nghẽn ống tai ngoài, làm thính lực của bé bị giảm.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Có nên lấy ráy tai cho trẻ không?
  • Khi nào cần lấy ráy tai cho con?
  • Cách lấy ráy tai cho trẻ không đau

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Có nên lấy ráy tai cho trẻ không?

Ráy tai là chất nhầy sinh ra trong ống tai và có thể tự làm sạch ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai.

Bạn có thể chưa biết:

Viêm tai giữa ở trẻ em – Nếu mẹ không để ý có thể gây biến chứng nguy hiểm cho con.

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào để tránh biến chứng về sau?

Nhiều người cho rằng ráy tai là chất bẩn, làm mất vệ sinh tai và ảnh hưởng đến khả năng nghe, nhưng không phải như vậy. Ráy tai là chất sáp ngăn nhiễm trùng và làm ấm. Đồng thời, nó còn có chức năng bôi trơn cho ống tai do ống tai ngoài tiết ra để bắt giữ vi khuẩn, bụi bặm, thậm chí là những côn trùng nhỏ,… xâm nhập vào trong ống tai.

Khi xương hàm dưới cử động, các lông mao trong ống tai sẽ nhẹ nhàng chuyển động từ trong ra ngoài và đẩy các ráy tai ra ngoài gần lỗ tai. Dưới tác động của không khí, chúng sẽ dần khô đi, bong và tự rơi khỏi tai mà không cần sự tác động của chúng ta.

Chính vì cơ chế trên, bạn không cần phải lấy ráy tai cho bé bằng các vật dụng khác. Một khi các vật dụng này tiến vào sâu bên trong, sẽ làm tắc nghẽn lỗ tai, thậm chí có thể gây tổn thương hoặc điếc tạm thời. Ngoài ra, việc lấy ráy tai cho bé thường xuyên sẽ “vô tình” làm mất một số yếu tố bảo vệ tai khỏi nhiễm trùng và bụi bặm.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Ráy tai là chất nhầy tự sinh ra trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai. Ráy tai có chức năng bảo vệ màng nhĩ và ống tai, chống bụi bặm, vi khuẩn và côn trùng xâm nhập. Vệ sinh tai sai cách có thể khiến cho con bị đau và viêm tai, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Việc cố loại bỏ ráy tai bằng cách ngoáy tai cho bé hay các vật dụng khác có thể khiến nó đi sâu hơn vào bên trong và làm tắc nghẽn lỗ tai. Chính vì vậy, phụ huynh không nên lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên hoặc ngoáy tai cho trẻ hằng ngày vì sẽ làm mất đi một yếu tố bảo vệ tự nhiên cho tai khỏi nhiễm trùng.

co-nen-lay-ray-tai-cho-tre

Vì ráy tai sẽ tự rơi ra ngoài tai bé nên bạn không cần phải lấy ráy tai cho con

Khi nào cần lấy ráy tai cho con?

Có hai trường hợp bố mẹ có thể lấy ráy tai cho bé

  • Thứ nhất: Ráy tai tích tụ nhiều làm bác sĩ khó quan sát màng nhĩ trong lúc thăm khám
  • Thứ hai: Khi ráy tai gây tắc nghẽn ống tai ngoài, làm thính lực của con bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn có xu hướng tăng sau khi trẻ bơi hoặc tắm vì nút ráy tai sẽ to lên khi gặp nước. Nếu toàn bộ màng nhĩ bị ráy tai che lấp, bé sẽ tạm thời bị mất khả năng nghe. Đối với những bé đang trong giai đoạn học nói, ráy tai nhiều và để quá lâu trong màng nhĩ sẽ khiến bé chậm nói.

Khi khám và phát hiện lỗ tai của bé có nhiều ráy tai, làm cản trở việc quan sát, bác sĩ có thể dùng dụng cụ lấy ráy tai để loại bỏ ráy tai cho bé. Nếu ráy tai của con cứng, khô, khó lấy và màng nhĩ không bị thủng, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ nên làm mềm ráy tai ở nhà trước, rồi mới đưa con đi khám lại.

co-nen-lay-ray-tai-cho-tre

Khi thấy lỗ tai của con chứa nhiều ráy tai, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy ráy tai cho bé

Cách lấy ráy tai cho trẻ không đau

Theo bác sĩ Nam, không phải ba mẹ nào cũng biết cách vệ sinh tai cho trẻ đúng cách, việc này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Ba mẹ tuyệt đối không được dùng tăm gòn hoặc móng tay để lầy ráy tai cho trẻ, vì cách này sẽ đẩy ráy tai vào sâu và ảnh hưởng đến màng nhĩ bên trong. Khi trẻ phàn nàn về việc nghe kém, đau tai, ngứa hoặc nghe thấy tiếng ồn trong tai, có khả năng tai của con bạn đang bị lấp đầy bởi ráy tai, lúc này ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được thăm khám và thực hiện thủ thuật lấy ráy tai phù hợp. Lúc này ba mẹ không nên thử nghiệm bất cứ cách nào để cố lấy ráy tai cho trẻ vì có thể khiến tình trạng tệ hơn.

Để lấy ráy tai cho con nhẹ nhàng mà an toàn, bạn có thể làm theo cách sau:

  • Bước 1: Bạn dùng một chiếc khăn bông mềm, mỏng thấm nhẹ xung quanh vành tai của con.
  • Bước 2: Sau đó, bạn xoắn nhẹ một bên góc của khăn, chậm rãi đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Nhờ vậy mà ráy tai theo đường xoắn của khăn bông rơi ra ngoài. Hơn nữa, khăn bông mềm nên vừa không làm tổn thương đến màng tai vừa làm sạch ráy tai cho con.

Bạn có thể chưa biết:

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Gợi ý các bệnh viện khám tai mũi họng tốt nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Trường hợp ráy tai nhiều và khó lấy, các bậc phụ huynh có thể làm mềm ráy tai bằng hỗn hợp oxy già đã pha loãng theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt con nằm nghiêng sao cho bên tai cần vệ sinh nằm phía trên. Lúc này, mẹ có thể đọc truyện hoặc cho bé xem ti vi
  • Bước 2: Hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế bằng tiêm nhựa không kim
  • Bước 3: Nhỏ hỗn hợp vào tai cho đến khi ngập ống tai ngoài (khoảng 5-10 giọt). Bạn cần nhỏ từng giọt một để mỗi giọt có thể đi sâu vào tai, làm mềm ráy tai. Sau đó, giữ con nằm yên trong 5 phút, nếu bé không phối hợp, bạn phải chấp nhận thời gian chờ ngắn hơn.
  • Bước 4: Nghiêng đầu con ở hướng ngược lại để nước chảy ra ngoài

Từ 3-5 ngày, mỗi ngày bạn nên làm 1 lần các thao tác trên. Sau ngày cuối cùng, mẹ có thể rửa tai cho bé. Đầu tiên, bạn cho bé ngồi thẳng, nghiên đầu vào chậu. Tiếp đến, bạn dùng bơm tiêm không có kim bơm nhẹ nước ấm vào tai của bé. Lúc này, bạn có thể thấy các ráy tai trôi ra ngoài từ trong tai bé rồi đấy!

co-nen-lay-ray-tai-cho-tre

Dùng hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế để làm rã ráy tai trong tai của bé

Lời kết

Tóm lại, cha mẹ không nên lấy ráy tai cho bé. Trường hợp ráy tai tích tụ nhiều, làm bác sĩ khó quan sát hoặc ráy tai làm tắc nghẽn ống tai ngoài, khiến thính lực của con bị giảm, bạn có thể tiến hành lấy ráy tai cho bé theo những cách trên. Nếu tai có hiện tượng chảy mủ, có mùi hôi hoặc ráy tai khô, cứng, cha mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

Xem thêm:

Câu chuyện từ đối tác
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
  • Vì sao bé sơ sinh có nhiều ráy tai – Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh tai cho con an toàn mà hiệu quả
  • Vệ sinh tai cho bé, những sai lầm mẹ cần tránh!
  • Bé bị viêm tai giữa có mủ, mẹ nên xử lý thế nào?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Karen Nguyen Le

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Có nên lấy ráy tai cho bé không? Khi nào cần lấy và lấy như thế nào để không làm tai của con bị đau rát?
Chia sẻ:
  • Vì sao bé sơ sinh có nhiều ráy tai - Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh tai cho con an toàn mà hiệu quả

    Vì sao bé sơ sinh có nhiều ráy tai - Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh tai cho con an toàn mà hiệu quả

  • Vệ sinh tai cho bé, những sai lầm mẹ cần tránh!

    Vệ sinh tai cho bé, những sai lầm mẹ cần tránh!

app info
get app banner
  • Vì sao bé sơ sinh có nhiều ráy tai - Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh tai cho con an toàn mà hiệu quả

    Vì sao bé sơ sinh có nhiều ráy tai - Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh tai cho con an toàn mà hiệu quả

  • Vệ sinh tai cho bé, những sai lầm mẹ cần tránh!

    Vệ sinh tai cho bé, những sai lầm mẹ cần tránh!

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn