Con tự lập là điều bố nào cũng hướng tới. Nhưng đâu là thời điểm thích hợp để định hướng cho con? Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ phòng riêng để rèn từ nhỏ không?
Nếu nhìn ra nước ngoài, hầu hết bố mẹ đều cho trẻ sơ sinh ngủ riêng từ rất sớm. Chỉ khi nào cho ăn, bế con, bố mẹ mới gần con. Đến lúc ngủ là ra ngủ riêng.
Nhìn lại Việt Nam, điều này gần như rất hiếm. Các bà mẹ Việt không đủ yên tâm để cho con ngủ riêng. Vậy cho trẻ sơ sinh ngủ phòng riêng đúng hay sai? Hãy cùng đi tìm câu trả lời với TheAsianparent.
Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ phòng riêng?
Nói về việc cho trẻ con ngủ riêng, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng đa phần đều là cảm tính. Nói gì thì cũng phải bằng khoa học.
Không bị nhiễm bệnh
Ngủ riêng, trẻ có thể tránh bị lây nhiễm các loại bệnh thông qua đường hô hấp. Ngay cả khi bạn trông rất khỏe mạnh thì cũng chưa chắc là bạn không hề mắc bệnh gì đâu.
Ngủ riêng mang lại nhiều lợi ích cho con
Thực tế, trên cơ thể người lớn có khá nhiều vi khuẩn. Hệ miễn dịch của chúng ta đã ổn định. Nhưng ở trẻ em, nó còn chưa hoàn thiện. Chỉ cần tiếp xúc với mầm bệnh, trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay. Đặc biệt là khi chúng được “phát tán” qua đường hô hấp.
Hình thành tính cách tự lập từ sớm
Những đứa trẻ được “ra riêng” sớm sẽ có khả năng tự lập rất cao sau này. Đồng thời, chúng cũng ngủ ngon hơn khi ngủ 1 mình.
Đây cũng là một phần lý do, vì sao trẻ em ở nước ngoài dạn dĩ hơn Việt Nam.
Hạn chế được khả năng tử vong cho bé trong lúc ngủ
Một số trường hợp trẻ sơ sinh tử vong được ghi nhận lại là do sự vô ý của ba mẹ trong lúc ngủ, như gác tay lên mặt bé hoặc ngủ quên khi đang cho bé bú,…khiến trẻ ngạt thở và tử vong.
Rất nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra khiến các ông bố, bà mẹ hối hận suốt đời. Đặc biệt ở những gia đình quá đông con. Việc các con nằm đè lên nhau, đè lên em khiến tử lệ tử vong cũng rất cao.
Thay đổi thói quen
Trẻ càng lớn càng khó để tập ngủ riêng. Chúng đã “quen hơi” người lớn. Khi bắt chúng phải ngủ 1 mình, trẻ sẽ tưởng tượng ra vô vàn những thứ đáng sợ xung quanh mình.
Ngoài ra, để bé ngủ riêng, bố mẹ sẽ có thời gian bên nhau nhiều hơn. Và nhất là được ngủ ngon giấc.
Ngủ riêng giúp con tự lập trong cuộc sống sau này
Thời gian thích hợp để bé ra ngủ riêng
Nếu xác định để bé ngủ riêng sớm, thì ba mẹ nên chuẩn bị cho bé 1 cái cũi trước khi con chào đời và đặt nó chung phòng với ba mẹ để tiện việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng trẻ sơ sinh cần được ôm ấp trong vòng tay của mẹ trong 3 tuần đầu đời. Đối với trẻ sinh non thì thời gian này có thể kéo dài thêm.
Như vậy, ba mẹ có thể tập cho bé ngủ riêng khi trẻ được 4-6 tuần tuổi và đừng trì hoãn thêm nữa nhé.
Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ngủ riêng
Đương nhiên, không thể cứ ném trẻ ra đấy và mặc kệ con. Nếu con ngủ riêng, bố mẹ vẫn phải quan tâm đến con.
- Kiểm tra giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường xuyên. Hãy xem trẻ có được an toàn và ngủ ngon giấc không.
- Sử dụng các loại chăn và đệm có chất liệu mềm mại. Bé sẽ không bị nghẹt thở khi bị chăn đệm đè vào người.
- Cho bé bú đúng khi bé đói và thay tã khi tã ướt.
- Khi bé lớn hơn, mẹ cần làm các tấm chắn xung quanh giường để bảo vệ bé.
Hãy quan tâm đến con nhiều hơn
Những trường hợp trẻ sơ sinh không thể ngủ riêng
Mặc dù việc cho bé “ra riêng” là tốt. Nhưng những đứa trẻ nằm trong các trường hợp sau đây sẽ không được khuyến khích ngủ riêng.
Trẻ quá yếu
Thể trạng của trẻ quá yếu, trẻ sinh non hoặc đang mắc bệnh thì cần có sự chăm sóc toàn diện từ ba mẹ. Nếu để bé ngủ riêng, bạn sẽ khó phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đối với các bênh có diễn biến nhanh và nguy hiểm.
Một số em bé không thể ngủ riêng được
Hoàn toàn chưa sẵn sàng
Bé chưa sẵn sàng ngủ riêng về mặt tâm lý. Ba mẹ có thể gặp phải trường hợp này đối với những trẻ lớn khi chúng đã quen với việc ngủ với người lớn thì chuyện ngủ 1 mình đối với chúng là một điều rất kinh khủng.
Chính vì vậy, bạn nên cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ, giải thích cho trẻ về việc cần phải ngủ riêng trước khi bắt đầu thực hiện. Sau đó hãy kiên trì, kiên trì và kiên trì đến khi trẻ có thể tự ngủ một mình mà không cần có ba mẹ ở bên.
Không đủ chỗ
Không gian quá chật hẹp. Tất nhiên, bạn sẽ không thể cho bé ngủ riêng khi không có đủ không gian đặt giường hoặc cũi của bé. Do đó, bạn cần sắp xếp lại phòng ốc và chọn vị trí ngủ thích hợp cho bé trước khi để bé “ra riêng”.
Gạt bỏ những quan niệm sai lầm
Rất nhiều bà mẹ thất bại trong việc luyện cho trẻ ngủ riêng, là vì những lý do sau:
- Chúng ta tin rằng cho con ngủ riêng, bố mẹ sẽ phải có “thần kinh thép” để chịu nghe bé khóc hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày.
- Đứa trẻ đầu mà luyện được cho con ngủ riêng thì đứa sau cũng thế.
- Một khi con đã tự biết ngủ, là việc dạy con đã thành công.
- Trẻ nhỏ có thể thực hiện theo một thời gian biểu do bố mẹ vạch ra
Có nhũng quan niệm sai lầm về con ngủ riêng nên được gạt bỏ
Thực tế lại khá là phũ phàng, không như vậy.
- Trừ những đứa trẻ bị mắc một căn bệnh nào đó, còn không, không đứa bé nào có thể khóc hàng tiếng đồng hồ. Và thời gian khóc của trẻ, chắc chắn sẽ giảm theo thời gian.
- Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Bạn luyện được cho con đầu, không có nghĩa đứa sau cũng thế.
- Việc dạy trẻ tự ngủ riêng là cả một nghệ thuật. Chúng ta thường sẽ phải mất 3-4 tháng để con tự ngủ đi vào khuôn khổ
- Vì chúng ta cũng thường tỉnh và ngủ tiếp rất nhiều lần trong đêm, trẻ nhỏ cũng sẽ vậy. Trẻ sẽ học được cách tự ngủ tiếp, và chúng ta cũng thế.
Lời kết
Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ phòng riêng không? Đây là câu hỏi của bất kỳ một gia đình Việt nào. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Để có được câu trả lời đúng nhất, có lẽ phải phụ thuộc vào mỗi bố mẹ.
Theo ConLaTatCa
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!