Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ hay không? Dân gian cho rằng nếu có kinh nguyệt mà đi thăm bà đẻ sẽ khiến người thăm bị vận xui, còn em bé mới sinh sẽ quấy khóc, chậm lớn. Tuy nhiên điều này không có cơ sở khoa học.
Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ ở độ tuổi dậy thì tới tận những năm mãn kinh. Là dấu hiệu cơ thể nữ giới đã sẵn sàng cho việc có thai và thực hiện thiên chức của mình.
Trong kỳ kinh nguyệt tâm trạng chị em sẽ có sự thay đổi về tâm trạng và sinh lý, nhạy cảm hơn với thức ăn… và nhiều người kiêng khem đủ thứ. Và đối với những người mới sinh con cũng sợ người có kinh nguyệt đi thăm vì lo lắng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến em bé mới sinh.
Mẹ có thể quan tâm:
Đi thăm người sảy thai có xui không? Cần lưu ý gì khi thăm người bệnh?
Theo quan niệm dân gian, người có kinh nguyệt đi thăm bà đẻ sẽ gặp vận xui xẻo, em bé sơ sinh sẽ bị ‘vía’ khóc quấy, hay ốm và chậm lớn. Những điều này được ông bà truyền tai nhau nhưng hoàn toàn không được xác nhận về mặt khoa học. Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Bạn hoàn toàn có thể đi thăm bà đẻ như bình thường.
Đi thăm bà đẻ khi có kinh nguyệt, chị em cần chú ý gì?
Những ngày hành kinh, cơ thể chị em rất nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Chính vì vậy bản thân chị em phải chú ý cẩn thận khi đi thăm bà đẻ. Chỉ đi thăm bà đẻ khi mình thấy thực sự thoải mái và khỏe mạnh. Hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi đi, không nên bế trẻ sơ sinh quá lâu.
Những điều NÊN LÀM khi đi thăm bà đẻ
Hãy luôn ghi nhớ rằng sản phụ mới sinh rất mệt và yếu, cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Hãy thăm vừa đủ thời gian, không nói quá nhiều và hãy lưu ý những điều sau đây:
Ghé thăm trong thời gian ngắn: Sản phụ sau sinh phải bận rộn hút sữa, cho con bú, vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi cho lại sức… vì vậy khi đến thăm, bạn không nên ngồi quá lâu.
Rửa tay sạch sẽ trước khi bước vào phòng bà đẻ: Bàn tay và quần áo của bạn có thể chứa nhiều vi trùng từ không gian bên ngoài nên hãy rửa tay sạch sẽ và cũng nên mặc quần áo sạch trước khi đến thăm bà đẻ.
Dọn dẹp trước khi ra về: Chắc chắn bạn hiểu sự bề bộn của một ngôi nhà có em bé mới sinh. Trước khi đứng lên đi về, hãy tinh ý dọn dẹp những tờ giấy bọc quà hay cốc uống nước…
Những điều KHÔNG NÊN LÀM
Đánh thức bé sơ sinh: Hành động này vô cùng kém duyên sẽ khiến bà đẻ khó chịu. Bé sơ sinh cần ngủ rất nhiều trong những tháng đầu tiên, đừng đánh thức bé dậy mà hãy ngắm bé đang say ngủ thôi.
Thăm bà đẻ khi đang bị ốm: Khi bị cảm, không khỏe vì bất cứ bệnh gì thì đừng nên đi thăm bà đẻ. Trẻ sơ sinh sức đề kháng đang yếu nên rất dễ nhiễm bệnh.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không và sự thật đằng sau điều kiêng kỵ này
Dẫn trẻ em đi cùng: Trẻ con thường rất ồn ào và hiếu động sẽ khiến em bé mới sinh dễ giật mình và sản phụ cũng mất không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Tự ý bế bé sơ sinh: Nếu muốn ẵm bé, hãy kiên nhẫn chờ đợi người nhà hoặc sản phụ bế bé lên và trao cho bạn. Đừng tự tiện nâng em bé dậy nhé!
Hôn bé sơ sinh: Dù có được phép hay không thì hành động này cũng là cấm kỵ. Nụ hôn của người lớn có thể sẽ khiến em bé bị nhiễm bệnh nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Nhìn chằm chằm vào sản phụ khi họ đang cho con bú: Đây là việc tế nhị và mẹ mới sinh sẽ không muốn ai nhìn chăm chú khi họ đang cho con bú. Khi mẹ mới sinh cho em bé bú, hãy khéo léo chuyển sang nói chuyện cùng với người nhà của sản phụ.
Đưa ra những lời khuyên: Trừ khi bà mẹ mới sinh hỏi bạn về kiến thức, đừng bao giờ góp ý về việc chăm sóc con của họ. Bạn chỉ cần thăm hỏi, lắng nghe và hỗ trợ khi cần thiết là đủ.
Tạm kết
Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ không”. Nếu bản thân không thấy bất tiện và không sợ ‘xui’ như ông bà vẫn khuyên thì bạn cứ đi thăm thoải mái.
Dù từng sinh con hay chưa thì phụ nữ thì nên tế nhị. Đôi khi lúc đến thăm bà đẻ, bạn chỉ cần dành cho họ ánh mắt đồng cảm với những khó khăn khi vượt cạn. Ngồi lại vài ba phút và nhắn nhủ mẹ mới sinh hãy “nghỉ ngơi nhiều cho chóng khỏe nha”, rồi rời đi, nhường không gian lại cho bà mẹ và em bé mới sinh được yên tĩnh là quá đủ.
Xem thêm