Có bầu ăn mì cay được không và những điều mẹ cần lưu ý

Có bầu ăn mì cay được không? Mẹ bầu ăn mì cay làm tăng khả năng cao huyết áp ở mẹ bầu do hàm lượng muối khá cao trong gói mì, khoảng 2,5g muối trong 100g mì cay. Ngoài ra, hấp thụ lượng muối lớn vào cơ thể có thể gây chậm phát triển thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có bầu ăn mì cay được không? Mì cay Hàn quốc hiện đang là món ăn ưa chuộng của các bạn nữ giới. Tuy nhiên, với nhiều cấp độ của mì cay làm các mẹ bầu quan ngại ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé các mẹ!

  • Thành phần của gói mì cay
  • Vậy có bầu ăn mì cay được hay không?
  • Chếđộ ăn cay hợp lý

Thành phần của gói mì cay

Trong những năm gần đây, mì cay nhiều cấp độ là món ăn trào lưu rộ lên từ năm 2016, được nhiều người chia sẻ hình ảnh và thách đấu nhau ăn mì với cấp độ cao hơn trên mạng xã hội. Tất nhiên, cung cấp lượng thức ăn cay quá mức cần thiết cho cơ thể không bao giờ được cho là tốt cho sức khỏe.

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu ăn mì tôm được không? Mì cay có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?

Bà đẻ ăn mì tôm được không và những thực phẩm cần tránh

Phân tích thành phần của mì cay là hợp chất capsaicin lấy từ trái ớt, chính chất này tạo ra vị cay khi ăn ớt.

Theo các nghiên cứu, Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước. Vì thếbạn sẽ được khuyên dùng sữa để giúp giảm được vị cay tốt hơn khi dùng với nước.

Một sốtác dụng của chất này bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dùng làm chất bảo quản vì nó diệt được các vi trùng trong thực phẩm
  • Dùng bào chếcao dán do Capsaicin giúp thông sự bế tắc của máu
  • Các phụ nữ thường xuyên cung cấp chất này vào cơ thể sẽ giảm mỡ nhanh hơn theo thử nghiệm trên 100 người ở Hàn Quốc
  • Ức chế các tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường được khuyên ăn uống bổ dưỡng, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như sắt, canxi. Ớt có khả năng tăng khả năng miễn dịch cho thai phụ do có chứa Vitamin C, Vitamin B và các khoáng chất. Ngoài ra chúng còn giúp các mẹ trị ho, cảm, tạo cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Vậy có bầu ăn mì cay được hay không?

Vậy mẹ bầu thèm ăn mì cay có ảnh hưởng gì đến thai nhi :

  • Ăn quá cay có thể dẫn đến một số rủi ro cho mẹ bầu như dẫn đến chuyển dạ sớm và khuyết tật bẩm sinh ở trẻ. Trong 3 tháng đầu, mẹ cần lưu ý việc ăn uống, nếu ăn quá cay có thể dẫn đến sảy thai, lưu thai.
  • Dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Mì cay có thể làm chứng ốm nghén trầm trọng hơn ở giai đoạn đầu thai kỳ. Trong giai đoạn cuối thai kỳ làm tăng chứng ợ nóng trào ngược axit ở thai phụ.
  • Mang thai ăn mì cay được không? Món mì cay như các món mì tôm khác có thành phẩn chủ yếu như tinh bột, muối, bột ngọt, gia vị. Ngoài việc cung cấp một hàm lượng lớn tinh bột từ những sợi mì cho cơ thể mẹ bầu, món ăn này không đáp ứng đủ vitamin, khoáng chất và protein. Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bầu ăn mì gói làm tăng khả năng cao huyết áp ở mẹ bầu do hàm lượng muối khá cao trong gói mì, khoảng 2,5g muối trong 100g mì cay. Ngoài ra, hấp thụ lượng muối lớn vào cơ thể có thể gây chậm phát triển thai nhi.
  • Đặc biệt mì cay là món ăn chứa không ít chất bảo quản làm tăng khả năng phát triển của tế bào ung thư.

Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh mì cay ảnh hưởng đến con bạn nhưng vẫn có thể khiến bạn khó chịu về tác dụng phụ của chúng. Tốt nhất, mẹ nên hạn chế ăn mì cay nếu cảm thấy không thoải mái.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà đẻ có được ăn bánh mì không? Tác động của bánh mì với sức khỏe mẹ sau sinh

Mẹ cho con bú ăn mì tôm được không hay sẽ bị mất sữa?

Chếđộ ăn cay hợp lý

Để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi sự nguy hiểm của thực phẩm cay, bạn nên lưu ý:

  • Tiêu thụ các loại gia vị có thương hiệu và được phê duyệt bởi các cơ quan chứng nhận thực phẩm.
  • Không tiêu thụ các loại gia vị được bán lỏng vì chúng có thể là tạp chất như bột gạch.
  • Nếu bạn đang tiêu thụ gia vị mới, hãy bắt đầu bằng cách lấy số lượng nhỏ. Tốt nhất là mua gia vị tươi và xay chúng ở nhà.
  • Kiểm tra bao bì và ngày hết hạn trước khi mua gia vị từ bên ngoài.
  • Không nên cho toàn bộ gói gia vị trong mì cay. Các nghiên cứu cho thấy những loại gia vị này không có lợi cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác.
  • Trả lời câu hỏi bà bầu ăn mì cay được không? Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết “Nếu mẹ bầu là một “tín đồ” của mì cay hay mì gói và không cưỡng lại được mùi thơm của mì, thì có thể ăn một ít. Tuy nhiên, mẹ nên ăn mì chung với các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng để bổ sung chất vào cơ thể như tôm, thịt hay trứng vì phụ nữ mang thai có nhu cầu chất đạm cao hơn khi không có thai. Đồng thời, không thể thiếu trong bữa ăn của thai phụ là các loại rau xanh như giá đỗ, cải cúc, dưa chuột…cung cấp các vitamin, chất khoáng, vừa thêm chất xơ nhằm cải thiện tình trạng táo bón dễ gặp ở các phụ nữ có thai. Và tất nhiên các thực phẩm thai phụ dùng phải được đảm bảo vệ sinh, rửa sạch sẽ và nấu chín”.

Vậy có bầu ăn mì cay được hay không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý cách chế biến thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng, cũng như lựa chọn cấp độ mì cay phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nhé.

Nguồn tham khảo: Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? – VNexpress.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen