Chuẩn bị trước khi mang thai là công việc vô cùng cần thiết nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn xem nhẹ. Bởi nếu bạn bị động và có thai khi chưa sẵn sàng sẽ không tốt cho cả hai mẹ con.
Nguy hiểm hiểm, thai nhi có thể gặp phải một số dị tật khi chào đời. Vậy chuẩn bị trước khi có em bé, các cặp vợ chồng phải làm gì để mẹ bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ và em bé phát triển toàn diện.
Khám sức khỏe tiền sản
Việc chuẩn bị trước khi mang thai đầu tiên chị em phải làm là khám tiền sản. Theo đó, bác sĩ sẽ biết rõ được bệnh tiền sử của mẹ hay những loại thuốc mẹ đang uống.
Chú ý, với một số loại thuốc gây cản trở quá trình thụ thai thì phải ngưng uống ngay.
Bác sĩ cũng sẽ là người tư vấn cho chị em phụ nữ nên ăn gì là tốt cho việc thụ thai. Tập thể dục như thế nào, tiêm phòng những mũi nào và lối sống sinh hoạt cần phải thay đổi ra sao.
Bên cạnh đó, đi khám tiền sản sẽ giúp chị em phát hiện một số bệnh phụ khoa như viêm phụ khoa, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
Chị em cần phải đi khám tiền sản trước khi mang thai
Nếu chị em nào bị bệnh thì phải chữa trị dứt điểm rồi mới mang thai. Vì mang bệnh mà vẫn có bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Các mẹ cũng nên làm thêm xét nghiệm máu để phát hiện kịp thời một số bệnh như gan B, HIV, giang mai… Đặc biệt, với những mẹ bị bệnh tiểu đường, hen suyễn hay huyết áp cao thì cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Tiêm phòng là việc quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai
Tiêm phòng là bước chuẩn bị trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Bởi khi mang thai sức đề kháng của cơ thể người mẹ yếu hơn bình thường. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm của người mẹ tăng lên rất nhiều.
Và tiêm phòng là cách tốt nhất để mẹ bảo vệ thai nhi tránh mắc một số bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B…
Chuẩn bị trước khi mang thai không được bỏ qua bước tiêm phòng vô cùng quan trọng
Khi tiêm phòng, các mẹ cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ và ghi nhớ một số chú ý dưới đây:
- Vacxin ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR) được khuyến cáo là sau khi tiêm 3 tháng mới được thụ thai. Do đó, chị em cần sắp xếp và lên lịch tiêm trước 3 tháng để đảm bảo hiệu quả.
- Trong khi đang mang thai, mẹ bầu có thể tiêm các loại vacxin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap).
- Với vacxin ngừa cúm thì có thể được tiêm trước hay trong thời gian mang thai đều được.
Dinh dưỡng cho mẹ như thế nào tốt nhất?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ hỗ trợ việc thụ thai thành công. Mà còn đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Do đó, mẹ cần lên một chế độ ăn uống hợp lý và đúng khoa học.
- Bổ sung acid folic từ thực phẩm hay dạng viên uống trước 3 khi có bầu 3 tháng và trong suốt 9 thai kỳ để phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Một số thực phẩm có chứa hàm lượng acid folic cao như rua cải xanh, rau bina, các loại sữa…
- Sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Các mẹ có thể tìm thấy nhiều trong cá biển, thịt nạc, rau ngót.
- Không quên bổ sung vitamin A, có trong các loại thực phẩm gan cá biển, cà rốt. Còn vitamin C có trong các loại trái cây tươi, rau.
- Mẹ cũng cần bổ sung lượng canxi để tránh tình trạng thai nhi còi xương, chậm phát triển. Bên cạnh đó, mẹ nhớ tăng thêm lượng thịt, cá, trứng, sữa trong mỗi bữa ăn để bổ sung protein.
Mẹ cần xây dựng chính sách ăn uống hợp lý và khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh
Chuẩn bị trước khi mang thai bao gồm cả tài chính
Chuẩn bị trước khi mang thai về sức khỏe, những kiến thức về thụ thai thành công chưa đủ. Mà bố mẹ cần phải có một khoản tiền tiết kiệm dành cho việc sinh con. Thêm một đứa con, mẹ phải chi thêm một số tiền không nhỏ cho bỉm, sữa.
Hoặc không may con bị bệnh và xa hơn là chuyện học hành. Do đó, bố mẹ cần phải có sự chuẩn bị về tài chính để cho con một cuộc sống đầy đủ và tương lai xán lạn.
Bố mẹ cần phải có sự chuẩn bị về tài chính trước khi sinh con
Mẹ cần chuẩn bị tâm lý
Theo nhiều nghiên cứu, thời gian chuẩn bị trước khi mang thai hay bị stress. Thì khả năng thụ thai thấp hơn rất nhiều so với người có tâm trạng vui vẻ. Theo đó, các mẹ cần phải lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn… để sớm có tin vui nhé.
Nếu mẹ nào có thể trạng yếu và khó có con thì cần phải bình tĩnh tìm hướng giải quyết. Không nên nóng vội chữa chạy ở khắp mọi nơi vừa tốn tiền vừa cảm thấy áp lực. Vì vậy, để sớm có tin vui, các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thật thoải mái…
Mong rằng, với một số kiến thức chia sẻ ở trên, bố mẹ hiểu được vài trò quan trọng của việc chuẩn bị trước khi mang thai. Vậy hãy lên dây cót ngay từ hôm nay và bắt tay thực hiện lần lượt các công việc chuẩn bị cần thiết để mẹ khỏe và con phát triển tốt.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!