Hiện tượng chửa ngoài dạ con hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy tham khảo bài viết sau để biết chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không cùng các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhé.
Chửa ngoài dạ con là gì?
Chửa ngoài dạ con hay còn được gọi là thai ngoài tử cung – hiện tượng trứng thụ tinh không nằm trong tử cung như bình thường mà lại nằm ở bên ngoài. Ví dụ như ống dẫn trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung.
Đây là một trường hợp cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để giảm biến chứng, tăng cơ hội sống sót của thai nhi và bà mẹ. Đồng thời cũng sẽ giảm rủi ro sức khỏe trong tương lai.
Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài dạ con
Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không rõ ràng. Có thể do tự nhiên hoặc do tình trạng sức khỏe của người mẹ.
Các điều kiện có liên quan đến chửa ngoài dạ con:
- Ống dẫn trứng bị viêm và sẹo do bệnh, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật ổ bụng trước đó.
- Các yếu tố nội tiết.
- Dị dạng di truyền.
- Dị tật bẩm sinh.
- Các điều kiện khác ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
Bởi thế, nguyên nhân mang thai cổ tử cung có thể là do:
- Do dị tật ống dẫn trứng.
- Ống dẫn trứng bị chèn ép từ ngoài hoặc có khô.
Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
Hầu như các ca thai ngoài tử cung đều xảy ra ở tuần thứ tư đến tuần thứ mười của thai kỳ. Có nhiều trường hợp được phát hiện trễ có thể gây nguy hiểm cho sản phụ. Triệu chứng ban đầu của hiện tượng này có thể không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn cho bà bầu, như trễ kinh hay ra máu và được nghĩ là do kinh nguyệt, hoặc đau bụng dưới.
Có vài dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung các mẹ cần chú
Chảy máu âm đạo một cách bất thường hoặc khác so với kỳ kinh nguyệt của bạn, máu ra nhiều hoặc ít hơn thông thường, sẫm màu hơn hoặc loãng hơn.
- Xuất hiện các cơn đau. Đôi khi bạn sẽ thấy một bên của bụng dưới đau và khó chịu, đặc biệt là khi đi vệ sinh.
- Bụng dưới bị đau dồn dập, vai cũng đau thì đây có thể là dấu hiệu của việc vòi tử cung bị vỡ.
Một số thai phụ có những triệu chứng sau đây sẽ được khuyến cáo là có khả năng gặp trường hợp này cao hơn các phụ nữ khác
- Đã từng bị các bệnh sinh dục.
- Từng phẫu thuật cổ tử cung.
- Có bầu nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.
- Từng bị mang thai ngoài tử cung.
- Từng có bệnh liên quan đến vòi tử cung.
Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?
Xuất huyết do vỡ thai ngoài tử cung
Vị trí thai ngoài tử cung bám vào vì không phải là lòng tử cung nên nó không có cấu trúc thuận lợi cho sự làm tổ của thai nhi. Do vậy khi kích thước thai nhi phát triển, các gai nhau để tìm nguồn dinh dưỡng nuôi thai nhi bị phá vỡ cấu trúc. Các lớp cơ để thai bám rất lỏng lẻo nên thai ngoài tử cung thường có triệu chứng bị rong huyết. Theo đó máu chảy ra ngoài âm đạo trong nhiều ngày để từ khi trễ kinh và có thai.
Thai ngoài tử cung có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào khiến máu chảy ồ ạt, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội hoặc ngất xỉu do bị mất máu. Kèm theo các biểu hiện như da xanh, mạch đập nhanh, khó bắt khuyết áp…nếu không được đưa đi bệnh viện khám và điều trị kịp thời thì người bệnh rất dễ bị trụy mạch và tử vong.
Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung
Một trong những nguyên nhân thai ngoài tử cung là do có tiền sử thai ngoài tử cung trước đó. Lý giải về nguy cơ tăng này là do thai ngoài tử cung rất khó để được giải quyết triệt để. Chẳng hạn như trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý về lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung, người từng phẫu thuật ống dẫn trứng, từng bị sảy thai, đặt vòng tránh thai…
Vô sinh sau khi mang thai ngoài tử cung
Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng vô sinh sau mang thai ngoài tử cung khá cao, có thể lên đến 50%.
Nhiều trường hợp thai ngoài tử cung phát hiện muộn, có khi đến lúc vỡ thì nó sẽ phá vỡ cả cấu trúc của cơ quan sinh dục. Trường hợp thai ngoài tử cung nằm ở ống dẫn trứng thì người bệnh cần phải được xử lý theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Còn với những trường hợp chửa ngoài dạ con phát hiện sớm thì quá trình bảo tồn cũng không được đảm bảo khả năng sinh sản sau này. Bởi quá trình phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng để lấy túi thai có thể để lại sẹo trong ống dẫn trứng. Điều đó khiến cho quá trình di chuyển để làm tổ của trứng và tinh trùng không thuận lợi, rất dễ thụ tinh tại ống dẫn trứng.
Chửa ngoài dạ con chết lưu nguy hiểm đến tính mạng
Trường hợp chửa ngoài dạ con bị chết lưu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì nó sẽ gây nhiễm trùng phát triển nhanh chóng làm thối rữa thai nhi và cơ quan sinh sản của mẹ, đe dọa đến tính mạng của sản phụ.
Phương pháp điều trị chửa ngoài dạ con
Chưa ngoài dạ con thật sụ không an toàn đến sức khỏe của người mẹ. Hơn nữa, thai nhi cũng sẽ không phát triển bình thường và việc điều trị sẽ tùy thuộc vào vị trí thai cũng như sự phát triển của nó.
Thuốc
Đây chính là liệu pháp đầu tiên thường được sử dụng. Thuốc sẽ ngăn chặn sự phát triển của tế bào, từ đó phôi thai chết dần và có thể tự đào thải ra bên ngoài. Thuốc không gây tổng thương cho ống dẫn trứng.
Phẫu thuật
Bác sĩ rạch một vệt rạch nhỏ, loại bỏ phôi hoặc lấy phôi thai ra bên ngoài cơ thể của người mẹ. Tuy nhiên, cách này có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến việc mang thai sau này. Sau khi phẫu thuật, người mẹ cần phải chăm sóc cơ thể cẩn thận. Đặc biệt là phải giữ cho vết rạch được khô ráo và sạch sẽ, chờ đợi nó lành lại.
Vậy nên khi có những hiện tượng trên mẹ bầu nên đi thăm khám sớm. Thông thường các bác sĩ sẽ làm kiểm tra máu và siêu âm tử cung. Mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ lịch sử bệnh trạng của mình có những yếu tố nguy cơ kể trên đều có thể phòng ngừa rủi ro.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!