The Asianparent Việt Nam sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về các đặc điểm phát triển của bé từ 1-3 tuổi. Từ đó giới thiệu các cách chơi với bé 1-3 tuổi để giúp các con phát huy được tốt nhất những tiềm năng thể chất cũng như não bộ của bé.
Giúp con thông minh trong 3 năm đầu đời qua cách chơi với bé
Như các mẹ đã biết, hệ thần kinh và não bộ của các bé đã bắt đầu phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thậm chí đây là một trong những cơ quan đầu tiên phát triển nhanh hơn các bộ phận khác gấp 2 lần ngay trong những tháng đầu tiên trẻ chào đời.
Trong năm đầu tiên sau khi được sinh ra, não của trẻ sẽ có kích thích và lớn nhanh nhất so với các năm sau đó. Từ một bộ não chỉ nặng tầm 400g (bằng 25% trọng lượng bộ não của người lớn), cho đến khi tròn 1 tuổi, não con đã nặng tới 1000g (trong khi đó não của người lớn là 1400g).
Mặc dù số lượng tế bào thần kinh khi con chào đời là khoảng 100 triệu tế bào và không tăng lên sau khi bé ra đời nhưng các tế nào này sẽ được mở rộng và bắt đầu liên kết với nhau nhằm ghi nhận các thông tin.
Khi mới sinh, các tế bào thần kinh mới chỉ có 2.500 điểm liên kết thì từ 2-3 tuổi, các điểm này đã tăng lên tới 15.000. Một điều kì diệu nữa là số lượng điểm liên kết này lại gấp 2 lần so với người lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành sự liên kết của tế bào thần kinh tại các bán cầu não cũng như giữa 2 bán cầu não với nhau
- Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ
- Cách nuôi dạy trẻ trong 3 năm đầu đời
- Cơ thể trẻ khỏe mạnh, không lây nhiễm các loại vi rút gây bệnh nghiêm trọng.
Chính vì vậy, việc kích thích não bộ của trẻ thông qua các hoạt động như chơi với trẻ 1-3 tuổi là yếu tố quan trọng để cha mẹ không bỏ lỡ giai đoạn phát triển tuyệt vời này.
Chơi với bé 1-3 tuổi như thế nào để phát huy tiềm năng của trẻ?
Trên thực tế, điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần làm khi chơi với bé 1-3 tuổi là việc dành thời gian chất lượng cũng như thiết kế các hoạt động chơi sao cho phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi của con.
Dưới đây là các gợi ý về cách chơi với bé 1-3 tuổi theo hướng dẫn của các chuyên gia trẻ em
Trò chuyện với bé
Theo nhiều nghiên cứu, trò chuyện là cách đơn giản mà cũng là phương pháp hiệu quả nhất với các bé trong năm đầu đời. Khi nói chuyện với bé, điều mà bố mẹ cần làm là:
- Nhìn thẳng vào mắt bé
- Thể hiện gương mặt với nhiều cảm xúc, tông giọng. Bố mẹ hãy thử dùng giọng nói cao, thấp nhưng chậm để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Dùng ngôn ngữ giao tiếp bình đẳng với trẻ. Điều này nghĩa là hãy nói với bé bằng các từ như bố mẹ nói chuyện với nhau chứ không phải là giả lại cách nói bập bẹ của trẻ đang tập nói.
Hát cho con nghe
Ngoài cách giao tiếp nói chuyện, hát thực sự là phương pháp giao tiếp tuyệt vời với bé. Mẹ có thể biến tấu các hoạt động thường ngày với giai điệu, lời hát do mẹ tự biến tấu như buổi sáng gọi bé thức dậy, đưa bé đi tắm rửa, hướng dẫn bé vào bàn ăn, … Dưới đây là một vài ví dụ các bài hát gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của bé:
- Đánh thức con: “Dậy đi Min, mau dậy đi Min. Đi đánh răng con thấy không thật hay!”.
- Tắm rửa cho bé: “Đi tắm nào, đi tắm nào. Con đi tắm với mẹ. Í a, í a, con vừa đi tắm con hát. Hát cho mẹ kì cọ với con…”.
- Ăn cơm thôi con: “Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi. Nào mình cùng ăn cơm. Nào mình cùng ăn ngon. Nhai thật kĩ, nhai thật kĩ. Í ì i.”
Nếu mẹ thường xuyên hát cho con nghe ngay từ khi còn nhỏ, chẳng mấy chốc mẹ sẽ thấy những tiến bộ về ngôn ngữ và thói quen cư xử, tính tự lập của con tiến bộ rất nhanh.
Tiếp xúc với cơ thể con
Khi chơi, trò chuyện với bé, khi con giận dữ, vui vẻ, thích thú, ngôn ngữ cử chỉ của bố mẹ những lúc đó sẽ giúp con học hỏi được rất nhiều về cách thể hiện cảm xúc của trẻ như:
- Cầm tay con
- Ôm con.
- Vỗ con.
Đọc sách cho bé nghe
Bất kể là đọc sách hay kể chuyện, hoạt động này luôn hiệu quả trong việc nâng cao vốn từ vựng cũng như trí tưởng tượng, khả năng tư duy của con trông 3 năm đầu đời.
Cho bé chơi các đồ chơi kích thích xúc giác
Đây là trò chơi mà bố mẹ có thể chơi cùng con và cho con chơi ngay từ khi mời chào đời. Các tiếp xúc với những vật thể khác nhau sẽ giúp hệ thần kinh xúc giác của con phát triển nhanh nhạy hơn.
- Bé 0-3 tháng tuổi: Cho bé cầm nắm các vật mềm bằng vải như búp bê, bóng, sách vải, …
- Bé 3-12 tháng: Các đồ chơi vải, miếng gỗ, sách giấy, thảm chơi, … sẽ rất phù hợp mà lại an toàn cho bé.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: Ở độ tuổi này, các loại đồ chơi từ thiên nhiên sẽ giúp con khám phá và tưởng tượng rất tốt như lá cây, hoa, sỏi, cát, …
Trò chơi ú òa
Một trò chơi kinh điển được mọi em bé, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi trở lên rất yêu thích.
- Với bé nhỏ, chơi Ú òa là một cách rất tốt để bé làm quen dần với việc xa mẹ. Thêm vào đó bé sẽ học được khả năng phán đoán sự việc sắp diễn ra.
- Trong khi đó các bé lớn lại yêu thích trò chơi Ú òa bởi nó giúp các bé có được cảm giác hồi hộp, sảng khoái và đem lại cho bé những tiếng cười rộn rã.
Các trò chơi phát huy trí tưởng tượng
Từ 2 tuổi trở lên, khả năng ngôn ngữ của trẻ đã linh hoạt hơn. Lúc này, việc tạo ra các góc chơi với các trò chơi đóng kịch, mô phỏng sinh hoạt thường ngày như chơi uống trà, nấu ăn, làm bánh, sửa xe, khám bệnh, … sẽ rất có lợi cho khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!