Chọc dò túi cùng Douglas được tiến hành như thế nào? Khi nào thì được chỉ định thực hiện kỹ thuật này? Là thắc mắc của nhiều chị em, nhất là các mẹ bầu. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
-
Tùi cùng Douglas ở đâu trên cơ thể?
-
Khi nào bác sĩ chỉ định chọc dò túi cùng Douglas cho chị em?
-
Các bước thực hiện chọc dò túi cùng Douglas
-
Đọc kết quả chỉ định này như thế nào?
Tùi cùng Douglas ở đâu trên cơ thể?
Túi cùng Douglas là gì? Được đặt theo tên của Tiến sĩ James Douglas, một nữ hộ sinh người Scotland vào thế kỷ 18, túi cùng Douglas là nơi thấp nhất trong cơ thể, nằm ở ổ phúc mạc, cụ thể là:
- Nam giới: nằm giữa bàng quang và trực tràng.
- Nữ giới: nằm giữa tử cung và trực tràng.
Mẹ có thể quan tâm:
Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai có phải dấu hiệu sảy thai?
Túi noãn hoàng là gì? Đâu là nguyên nhân thai không có túi noãn hoàng?
Theo tính chất sinh lý của phúc mạc, vùng này là tái hấp thu kém nhất trong toàn ổ bụng. Trừ những ngày rụng trứng ở nữ thì có thể nói túi cùng Douglas là một khoang “ảo”, có thể có rất ít dịch.
Trong trường hợp cơ thể có sự thay đổi như viêm nhiễm, túi cùng Douglas sẽ có dịch, máu hay mủ đọng lại. Vì khi thực hiện chỉ định chọc dò túi cùng Douglas sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán ra bệnh.
Khi nào bác sĩ chỉ định chọc dò túi cùng Douglas cho chị em?
Chọc dò túi cùng Douglas là kỹ thuật được dùng cho nữ giới. Tuy nhiên, không phải nữ giới nào cũng có thể thực hiện phương pháp này như: Phụ nữ có tử cung ngả sau và gặp những vấn đề về buồng trứng như khối u buồng trứng, áp xe buồng trứng, áp xe ruột thừa và thận lạc chỗ; Bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Đặc biệt, đối với các cô gái đang trong giai đoạn tiền dậy thì sẽ gây khó khăn khi thực hiện kỹ thuật này. Đối với phụ nữ mang thai, nếu bác sĩ nghi ngờ hoặc thai phụ có những triệu chứng bất thường sẽ được chỉ định thực hiện chọc dò túi cùng Douglas để kiểm tra có bị thai ngoài tử cung không. Thủ thuật này còn kiểm tra xem có dịch trong túi cùng Douglas hay máu, mủ không thông qua việc dùng kim hút mủ. Và một số trường hợp cần được chỉ định thực hiện chọc dò túi cùng Douglas như:
- Cần lấy dịch ổ bụng để làm xét nghiệm
- Buồng trứng xoắn
- Nghi có ổ áp xe phần phụ hoặc áp xe Douglas
- Bệnh nhân bị vỡ nang trứng
- Áp xe hoặc tụ máu vùng chậu
- Tràn dịch ổ bụng do sử dụng thuốc kích buồng trứng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hội chứng quá kích buồng trứng.
- Nghi bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng
- Viêm nhiễm phụ khoa.
Các bước thực hiện chọc dò túi cùng Douglas
Chẩn đoán
- Cách khám túi cùng Douglas? Trước khi thực hiện chỉ định chọc dò túi cùng Douglas, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang trước. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra vùng chậu hai bên, đánh giá vị trí của tử cung trước khi tiến hành thủ thuật.
- Trong lúc này bác sĩ cũng sẽ tư vấn về các bước tiến hành kỹ thuật cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần.
- Người bệnh được yêu cầu nằm theo tư thế phụ khoa. Sát khuẩn rộng vùng âm hộ.
Mẹ có thể quan tâm:
Theo dõi túi thai sớm trong lòng tử cung có thực sự cần thiết?
Có túi thai nhưng chưa có yolksac là như thế nào, có đáng lo ngại không?
Thực hiện
- Ekip thực hiện chỉ định chọc dò túi cùng Douglas bao gồm bác sĩ chuyên khoa Sản, 1 điều dưỡng viên để hỗ trợ.
- Điều dưỡng viên đặt van âm đạo, tiếp tục sát khuẩn phần trong của âm đạo và chú ý túi cùng sau
- Dùng kìm Pozzi kẹp vào mép sau của cổ tử cung kéo nhẹ ra ngoài và lên trên, bộc lộ túi cùng sau của âm đạo
- Gây tê tại chỗ với lidocain tại vị trí chọc, có trường hợp phải gây mê toàn thân
- Chọc kim vào túi cùng sau phía dưới mép sau cổ tử cung, nhẹ nhàng đưa kim vào ổ mủ, vừa đưa vào sâu vừa hút. Khi hút được mủ thì giữ nguyên vị trí kim để làm mốc rạch
- Dùng kẹp Allis kẹp vào niêm mạc của âm đạo (vào vùng định rạch) để tạo một nếp gấp dọc trước – sau
- Sử dụng kéo hay dao phẫu thuật cắt hay rạch sát vào bờ trên của kim
- Dùng kéo đầu tù khép kín đưa vào lỗ rạch, và rút ra để ở tư thế mở. Đầu mũi kéo sẽ làm cho lỗ rạch rộng hơn, mủ chảy ra. Có thể dùng đầu ngón tay để phá vỡ những ngóc ngách của ổ áp xe, đồng thời ấn tử cung qua thành bụng để mủ chảy ra ngoài
- Đưa ống dẫn lưu qua vết rạch, cố định vào phía ngoài của thành âm đạo
- Rút ống dẫn lưu khi không còn mủ chảy ra.
Chi phí thực hiện kỹ thuật này cũng không quá mắc. Theo bảng giá của Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế thì khoảng 276.000đ.
Đọc kết quả chỉ định này như thế nào?
Sau khi thực hiện chọc dò thì kết quả sẽ được phân ra 3 trường hợp:
- Bình thường: dịch túi cùng hút ra khoảng 2- 4ml và có màu từ trong suốt đến hơi ngả vàng rơm.
- Dương tính: hút ra thấy máu ở dịch túi cùng. Nếu máu đen loãng, không đông, kết quả có thể là chảy máu trong do thai ngoài tử cung. Trong trường hợp có máu nhưng để bên ngoài một lúc thì đông, có thể do đã chọc vào mạch máu.
- Âm tính là khi chất lỏng hút được là mủ, nang hoặc dịch màu vàng.
Kỹ thuật y tế này mang lại kết quả khá chính xác, mang lại độ chẩn đoán cao. Điều chị em cần nhớ là hãy tìm đến bệnh viện hay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chỉ định và thực hiện chọc dò an toàn nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!