Bài báo này sẽ giải thích chi tiết tại sao chỉ số IQ – trí thông minh của bé không phải là điều duy nhất bạn nên quan tâm. Cha mẹ hãy cùng theo dõi nhé!
Làm sao để giữ bình tĩnh khi bắt đầu đi học, đối phó với kẻ bắt nạt ở trường, hay giải quyết trục trặc trong tình bạn? – Đây là những mối lo lắng của trẻ khi các em bắt đầu trải qua những căng thẳng đầu đời trong cuộc sống. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chính việc biết quản lý những cảm xúc tiêu cực này một cách lành mạnh, chứ không phải việc có một trí tuệ phi thường, sẽ định hình chất lượng cuộc sống của trẻ khi các bé trởng thành. Ngoài ra, việc phát triển chỉ số IQ cũng như trí tuệ cảm xúc sớm cũng sẽ giúp trẻ em hoàn thành tốt vai trò làm con, làm anh/chị, làm bạn, và làm công dân.
Cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển chỉ số IQ và trí tuệ cảm xúc của con. Có một số khía cạnh mà cha mẹ nên tập trung phát triển để xây dựng một nền tảng quản lý cảm xúc vững chắc cho con:
1. Xây dựng mối quan hệ tích cực với con đúng nơi, đúng lúc.
Khi bạn dành thời gian tương tác, chơi đùa với con, hãy lắng nghe và cố gắng thấu hiểu những gì đang xảy ra với con để dễ dàng gần gũi con hơn.
2. Giúp con tự nhận biết tình cảm của chính mình
Giúp con tự nhận biết tình cảm của mình bằng cách xây dựng vốn từ vựng để bé có thể gọi tên các xúc cảm bé đang trải qua.
3. Lắng nghe và đồng cảm với con
Hãy chú ý lắng nghe đến con bạn khi bé nói ra cảm xúc của mình.
4. Chấp nhận, công nhận và xác nhận cảm xúc của con thay vì gạt đi – và bảo con phải tự vượt qua
Đừng nói với bé “không việc gì phải buồn bã”. Hãy công nhận rằng cảm xúc của bé là tự nhiên và hoàn toàn bình thường. Và hãy dạy con những việc bé có thể làm để giải quyết những cảm giác tiêu cưc, chẳng hạn như nói chuyện với mẹ thay vì đánh nhau, xô đẩy em trai. Hãy nhớ rằng, việc trẻ tức giận không có gì sai; tuy vậy, bạn vẫn nên kiềm chế những hành động quá khích của con (như đánh nhau, xô xát) khi cần thiết. Hãy dạy con bạn cách sống từ bi, giàu lòng trắc ẩn.
5. Tránh việc dồn nén cảm xúc
Việc bạn gạt đi nỗi sợ hãi hoặc sự tức giận của con sẽ không giúp bé bớt tức giận hay sợ hãi. Dồn nén, che đậy những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như nằm mơ thấy ác mộng hoặc những chứng bệnh tâm lý lo lắng kinh niên.
6. Giúp con bạn giải quyết vấn đề
Trên thực tế, khi trẻ cảm thấy những cảm xúc của mình được thấu hiểu và chấp nhận, trẻ sẽ sẵn sàng và cởi mở hơn với bạn để giải quyết những cảm giác tiêu cực. Đừng cố đấm ăn xôi và thay con giải quyết mọi vấn đề của chúng; thay vào đó, hãy khuyến khích và giúp đỡ trẻ tự suy nghĩ tìm giải pháp cho vấn đề đó. Điều này giúp bé tự tin rằng mình có khả năng tự giải quyết những tình huống khó khăn.
7. Hãy làm tấm gương tốt trong việc quản lý cảm xúc
Trở thành một tấm gương cho con – hãy luôn giữ bình tĩnh và thể hiện cảm xúc của bạn bằng những lời nói nhẹ nhàng. Thay vì đe nạt người khác hoặc dùng những lời nói nặng nề, xấu xí khi bạn tức giận hoặc căng thẳng, hãy bình tĩnh giải thích vì sao bạn không hài lòng với tình hình hiện tại và bạn muốn giải quyết nó như thế nào. Trẻ sẽ bắt chước những gì trẻ nhìn thấy bạn làm.
Tuy vậy, ngay cả khi bạn nỗ lực trong việc làm gương và tạo cơ hội cho con phát triển trí tuệ cảm xúc, hãy chú ý đến con và nhanh chóng tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia và các nhà tâm lý học khi trẻ những dấu hiệu sau đây: bé bỗng lo lắng, sợ hãi tột độ khi phải đến trường mẫu giáo hoặc trường học.
Trẻ em phát triển cảm xúc của mình theo từng thời kì và qua các môi trường khác nhau như ở nhà, ở trường mẫu giáo hoặc trên sân chơi. Hãy dành nhiều thời gian cho con, xây dựng mối quan hệ tích cực trong gia đình và trở thành một tấm gương tốt, cha mẹ sẽ thành công trong việc nuôi dạy trẻ thông minh cả về trí tuệ lẫn cảm xúc.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!