Chỉ số IQ đã trở thành từ quen thuộc với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chưa chắc bạn đã hiểu rõ IQ là gì. Và IQ có ý nghĩa gì đối với việc học tập của trẻ nhỏ.
Chỉ số IQ là gì?
IQ, hay Intelligence Quotient, là thước đo trí thông minh tương đối được xác định bằng một bài kiểm tra tiêu chuẩn. Bài kiểm tra trí thông minh đầu tiên được tạo ra vào năm 1905 bởi Alfred Binet và Théophile Simon.
Bài kiểm tra ban đầu có mục đích xác định những học sinh Pháp kém thông minh để có chương trình giáo dục thường xuyên.
Binet nảy ra ý tưởng về tuổi trí não khi anh nhận thấy trẻ em có thể xử lý những khái niệm khó và những nhiệm vụ khó khi chúng lớn hơn. Hầu hết trẻ em xử lý được độ phức tạp như nhau ở cùng một thời điểm. Tuy nhiên có trẻ chậm đến mức độ trí não ấy hơn.
Chỉ số trí não và chỉ số thông minh
Ý tưởng về chỉ số trí não được phát triển bởi Wilhelm Stern, một nhà tâm lý học người Đức. Ông chia tuổi trí não cho tuổi thời gian để xác định “Chỉ số Trí não”. Một đứa bé 6 tuổi chỉ làm được những việc như bé 3 tuổi sẽ có Chỉ số Trí não là 0,5 (3 chia cho 6)
Sử dụng các phép đo được phát triển bởi Stern và Terman, bài kiểm tra IQ đã trở thành một công cụ tiêu chuẩn để phân loại các cá nhân dựa trên cách tính điểm chuẩn. Đây là cách tính điểm:
- Tuổi trí não/tuổi thời gian x 100 = Chỉ số thông minh (IQ)
- Ví dụ bé em có tuổi 6 tuổi chỉ làm được những việc như bé 3 tuổi có Chỉ số thông minh là 3/6 x 100 = 50
Bài kiểm tra Stanford-Binet vẫn đang được sử dụng. Tuy nhiên, nó không phải là bài kiểm tra IQ duy nhất, và cũng không phổ biến nhất. Các bài kiểm tra khác như bài của Wechsler và Woodcock-Johnson thường được sử dụng ở Mỹ. Các bài kiểm tra trí thông minh có thể không chính xác khi sử dụng cho người có khiếm khuyết.
Chỉ số thông minh được sử dụng như thế nào?
Bài kiểm tra IQ được sử dụng để quyết định chương trình học mà trẻ em cần. Trẻ có chỉ số IQ dưới 70 cần chương trình giáo dục đặc biệt ở trường.
Có hai độ lệch chuẩn so với mức trung bình 100 là 70 và 130. Trẻ IQ trên 130 là rất thông minh và cũng cần được giáo dục đặc biệt.
Tất nhiên, trong cả hai trường hợp IQ 70 và 130, chỉ sốIQ đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định trẻ cần chương trình hỗ trợ đặc biệt. Trẻ IQ cao hơn 70 cũng có thể cần giáo dục đặc biệt. Những đứa trẻ có năng khiếu, thường có IQ 130 trở lên vẫn có thể bị khuyến tật học tập.
Trẻ IQ 130 nhưng lại có khuyết tật sẽ là những sinh viên trung bình. Năng khiếu của bé che giấu khuyết tật. Nhưng khuyết tật cũng kìm hãm năng khiếu.
Ý nghĩa của thước đo sự thông minh đối với trẻ có năng khiếu
Mọi người hiểu rằng đứa trẻ có IQ 70 sẽ cần giáo dục đặc biệt. Lý do rất dễ hiểu. Một đứa trẻ tám tuổi với độ tuổi tâm thần dưới sáu tuổi sẽ cần một số trợ giúp để làm những gì mà hầu hết những đứa trẻ tám tuổi khác có thể làm.
Bây giờ hãy xem xét đứa trẻ tám tuổi có chỉ số IQ là 130. Điều chắc chắn là bé sẽ cần sự giúp đỡ đặc biệt. Bé có tuổi trí não của hầu hết những đứa trẻ 10 tuổi.
Yêu cầu một đứa trẻ 8 tuổi có chỉ số IQ 130 làm công việc của trẻ 8 tuổi bình thường cũng giống như yêu cầu trẻ 10 tuổi làm việc đó. Bé 8 tuổi có chỉ số IQ 145 có trí tuệ của một đứa trẻ 11,5 tuổi.
Việc cho trẻ có IQ cao được giáo dục phù hợp cũng rất cần thiết. Điều quan trọng bố mẹ cần nhớ là một đứa trẻ 8 tuổi có IQ cao ở việc học tập, nhưng trẻ vẫn có sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc như những đứa trẻ khác.
Như vậy Chỉ số IQ đóng vai trò quan trọng trong việc học tập của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chưa nhiều bố mẹ thực sự quan tâm đến vấn đề này. Bố mẹ nên cho trẻ thực hiện ngay những bài kiểm tra IQ uy tín để trẻ được tiếp cận chương trình giáo dục phù hợp với khả năng nhất nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!