Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý khá phổ biến, ước tính có đến 65% trẻ sơ sinh mắc phải. Các vết chàm thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần. Tuy nhiên, do các bé còn nhỏ và cào vào vết chàm khiến da dày lên, sẫm màu hoặc thành sẹo theo thời gian. Bệnh chàm thường xuất hiện rồi tự hết trong vài ngày. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó thường gây ngứa ngáy và khó chịu. Các mẹ cùng tham khảo bài viết của theAsianparent Việt Nam để giải quyết tình trạng này nhé!
- Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
- Một số cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm
Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gi?
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được tìm ra nhưng thường là do di truyền. Do đó, nếu có cha mẹ hoặc người thân từng bị bệnh chàm thì bé cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Chàm không phải là tình trạng phản ứng dị ứng với một chất nhất định nào đó. Tuy nhiên, phấn hoa hoặc khói thuốc lá có thể là tác nhân tạo điều kiện cho chàm phát triển.
Đôi khi những vết chàm xuất hiện là do bé dị ứng thức ăn hoặc các thành phần trong sữa mẹ. Những vết chàm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi da tiếp xúc với các chất kích thích như lông cừu hoặc hóa chất trong một số xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da và chất tẩy rửa.
Trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi rất dễ mắc chàm sữa (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Bạn có thể xem:
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là do đâu?
Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng: Trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa sẽ rất dễ tái phát, lặp đi lặp lại. Đặc biệt khi trẻ tiếp xúc và bị dị ứng với thời tiết hoặc thực phẩm.
Mục tiêu khi điều trị chứng chàm sữa ở trẻ so sinh chủ yếu là giảm ngứa, tránh nhiễm khuẩn, bội nhiễm trên da, bình thường hóa làn da và giúp hạn chế tái phát. Để điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, trước tiên bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ sẽ xác định được cấp độ của bệnh và đưa ra các hướng dẫn hay hướng điều trị phù hợp với từng bé.
Sử dụng thuốc đặc trị
Thuốc đặc trị có thể giúp giảm ngứa và kiểm soát nổi ban. Mẹ hãy sử dụng những loại thuốc giảm ngứa tạm thời nếu những cách dưới đây không hiệu quả.
Kem dưỡng ẩm
Mẹ hãy giữ làn da của con luôn ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi tắm. Điều này có thể kìm hãm sự bùng phát của chàm và hiện tượng ngứa tại một số nơi trên cơ thể.
Ngoài ra, thuốc mỡ cũng có công dụng dưỡng ẩm. Một số bé có thể không thích cảm giác khi thoa thuốc mỡ trên da nên mẹ hãy lựa chọn loại phù hợp với da con.
Bôi kem dưỡng ẩm cho bé (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Dùng một miếng vải ẩm để giúp con dễ chịu hơn
Một số phụ huynh nhận thấy cách này có thể giúp con giảm ngứa. Thời gian tốt nhất để đắp là trước khi bé đi ngủ. Cách làm như sau:
- Cho bé tắm bằng nước ấm khoảng từ 5 đến 10 phút;
- Nhẹ nhàng lau khô bằng khăn và thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc theo đúng hướng dẫn;
- Làm ẩm băng gạc bằng nước sạch và để lên vùng da bị tổn thương;
- Che băng ướt bằng băng khô hoặc khăn khô nhằm giữ độ ẩm và để qua đêm.
Bao phủ vùng da ngứa để tránh trẻ gãi
Bé thường chỉ có xu hướng gãi ở những phần cơ thể lộ ra bên ngoài. Mẹ nên lựa chọn trang phục thật thoải mái. Chất liệu vải bông là tốt nhất. Len và một số loại vải tổng hợp có thể gây ra kích ứng khiến bé hay gãi làm xước da nhiều hơn.
Bạn có thể xem:
Làm bé phân tâm để không chú ý đến việc bị ngứa
Cảm giác ngứa khi bị chàm sẽ vô cùng khó chịu ngứa. Việc làm bé phân tâm chính là đang giúp bé thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Mẹ có thể massage cho bé trước khi đi ngủ, bôi kem dưỡng ẩm trên ngón tay trỏ và xoa vào mặt, cọ nhẹ vào lưng hoặc chân của con.
Bấm móng tay để trẻ không bị xước gây bệnh nặng thêm
Nếu bé thích cào hoặc gãi khắp người thì móng tay ngắn sẽ ít gây tổn thương đến da hơn. Nếu bé hay gãi vào ban đêm, mẹ hãy đeo bao tay cho bé.
Cắt móng tay cho bé sơ sinh
Sử dụng túi đá để làm giảm cơn ngứa
Mẹ hãy thử sử dụng khăn lạnh hoặc bỏ đá viên vào một chiếc khăn mềm rồi giữ trên da trong vài phút nhằm giúp bé giảm ngứa. Có thể lặp lại điều này nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm
Nếu kem dưỡng ẩm không hợp với trẻ, trẻ vẫn bị đau mẹ nên làm gì?
Việc thay đổi từ kem sang thuốc mỡ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng trên. Thuốc mỡ thường không gây bỏng rát cho da, thậm chí cả những vùng da hở bị xước.
Có nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa?
Phần lớn các loại sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ đều sử dụng được. Để chăm sóc trẻ bị chàm, các chuyên gia thường khuyên dùng những loại sữa tắm không mùi và không màu. Sữa tắm càng ít thành phần nguyên liệu càng tốt.
Thuốc mỡ có chứa steriod có tốt cho trẻ?
Những trường hợp chàm ở mức rất nhẹ có thể được kiểm soát chỉ bằng việc tắm rửa và dưỡng ẩm hàng ngày. Khi bị chàm nhẹ, thỉnh thoảng mẹ chỉ cần sử dụng thuốc mỡ steroid loại nhẹ. Tuy nhiên, để kiểm soát những trường hợp chàm ở mức độ vừa và nặng hơn ở phần lớn trẻ đòi hỏi phải sử dụng thuốc mỡ steroid loại nhẹ và vừa thường xuyên.
Nguồn tham khảo: Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa? – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!