Chậm kinh 7 ngày thử que 1 vạch có thể do nhiều nguyên nhân như áp lực cuộc sống làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dùng các biện pháp tránh thai, thiếu cân… Khi nào thì điều này là dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân gây chậm kinh 7 ngày
- Mất kinh 7 ngày thử que 1 vạch có bình thường không?
- Nguyên nhân có dấu hiệu mang thai nhưng que thử chỉ lên 1 vạch
Nguyên nhân trễ kinh 7 ngày
Trễ kinh là tín hiệu của việc có thai nhưng đồng thời nó cũng đến từ 7 nguyên nhân sau:
- Áp lực đời sống, công việc khiến bạn căng thẳng
- Tập thể dục quá nhiều khiến cơ thể tiêu hao 10% trọng lượng
- Bạn đang dùng các biện pháp tránh thai khác nhau
- Thiếu cân do rối loạn tiêu hóa
- Bạn dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
- Cách đây không lâu bạn bị sẩy thai
- Bạn ở độ tuổi tiền mãn kinh
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Rối loạn tuyến giáp
- Vừa mới trải qua phẫu thuật nạo phá thai hoặc chữa trị các bệnh ở tử cung, buồng trứng
Hội chứng buồng trứng đa nang (Nguồn ảnh: Vinmec)
Bạn có thể chưa biết:
Đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Những loại quả nên tránh khi cho con bú
Thực hư chuyện mẹ cho con bú ăn dứa bị mất sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe em bé
Chậm kinh 1 tuần thử que 1 vạch có bình thường không?
-
Chỉ là chu kỳ dài hơn một chút
Chậm kinh 7 ngày thử thai 1 vạch có bình thường? Hiếm có phụ nữ nào có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trong số ngày nhất định. Thay vào đó, một chu kỳ nguyệt san bình thường kéo dài từ 21 – 35 ngày. Nó có thể thay đổi một chút qua từng tháng, chẳng hạn như tháng rồi chu kỳ dài 25 ngày nhưng tháng này dài tới 32 ngày. Miễn là nó không kéo dài hơn con số 35. Vậy chậm kinh 7 ngày có sao không?
Do đó, nếu “bé dâu” đến thăm bạn chậm hơn mọi khi nhưng không kèm theo một dấu hiệu bất thường nào khác, đây cũng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại.
Bạn bị trễ kinh 7 ngày thử que 1 vạch đậm thì sao? Nếu kỳ “đèn đỏ” đến chậm tận 1 tuần kèm theo nhiều huyết trắng, bạn phải lưu ý hơn. Khi thấy huyết trắng có vẻ đục, nhầy như lòng trắng trứng, chúc mừng bạn, bạn gần như đã có tin vui.
Bên cạnh đó, nếu nhận thấy thêm nhiều tín hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, bụng đau âm ỉ như tới kỳ, ngực căng tức, tỉ lệ thụ thai thành công càng tăng. Đó là cách cơ thể đang muốn nói cho bạn biết sự tồn tại của một sinh linh trong bụng.
Với các bạn đang mong có bé yêu, dấu hiệu trên thật sự là tin mừng. Để niềm vui không bị gián đoạn, hãy đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu nhằm có kết quả chính xác nhất.
BSCKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC lưu ý có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả thử que:
- Chất lượng que thử: Que thử kém chất lượng có thể khiến kết quả sai lệch.
- Thời điểm thử: Tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nhưng nếu bạn thường xuyên đi tiểu đêm và có thói quen thức khuya thì thử que lúc này cũng chưa chính xác.
- Thời điểm đọc kết quả: Không nên lấy que ra quá sớm trước thời gian quy định ghi trên hướng dẫn sử dụng.
Đôi khi que thử không hiện 2 vạch dù bạn đã có thai (Nguồn ảnh: iStock)
Vì sao có dấu hiệu mang thai nhưng thử que chỉ 1 vạch?
Trễ kinh 7 ngày thử que 1 vạch có chính xác không? Để trả lời cho câu hỏi chậm kinh 7 ngày có thai không, thì theo các bác sĩ sản khoa, 5 nguyên nhân sau khiến kết quả thử thai không chính xác.
Bạn thử que quá sớm
Sau khi thụ tinh, trứng sẽ bám vào thành tử cung để hình thành hợp tử trong thời gian từ 7 – 12 tuần sau khi thụ tinh. Lúc này, hormone mang thai hCG mới từ từ tăng lên. Nếu thử que quá sớm, chưa đủ nồng độ hCG, kết quả sẽ chỉ cho 1 vạch mà thôi.
Nước tiểu loãng
Trước khi thử thai, bạn không nên uống quá nhiều nước. Vì nước tiểu loãng sẽ làm giảm nồng độ hCG, que thử vẫn chỉ hiện 1 vạch.
Chưa đủ nồng độ hCG trong nước tiểu
Nguyên nhân này thường xảy ra ở các chị em thừa cân, có chỉ số BMI cao. Vì nồng độ hormone hCG của họ sẽ thấp hơn ngưỡng bình thường. Do đó, dù thử que xịn đến mấy kết quả vẫn hiển thị 1 vạch.
Bạn có thể chưa biết:
Đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Những loại quả nên tránh khi cho con bú
Thực hư chuyện mẹ cho con bú ăn dứa bị mất sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe em bé
Bạn thử thai vào buổi tối
Các chuyên gia sinh sản cho rằng, hàm lượng hCG trong nước tiểu đạt mức cao nhất vào sáng sớm và giảm dần vào cuối ngày. Nên nếu bạn thử thai vào buổi tối, kết quả sẽ không khả quan bằng buổi sáng. Vậy nên, dù nôn nóng đến mấy, hãy ngủ một giấc thật ngon để đón chờ tin vui vào đầu ngày nhé!
Mắc các bệnh về đường sinh dục
Với các bạn đang mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, viêm đường tiết niệu… kết quả thử thai thường chỉ hiện 1 vạch. Mặt khác, một số chị em thử ra hai vạch nhưng khi xét nghiệm lại không có thai.
Stress khiến bạn chậm kinh (Nguồn ảnh: iStock)
1 số nguyên nhân khác làm chị em bị chậm kinh 7 ngày nhưng thử que 1 vạch là:
- Thừa cân, vận động quá sức, giảm cân đột ngột làm cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone estrogen. Hormone này có tác dụng làm lớp nội mạc tử cung phát triển ổn định và gây ra hiện tượng chậm kinh. Kinh nguyệt có thể bị chậm lại, thậm chí mất kinh trong vài tháng.
- Căng thẳng, áp lực khiến vùng dưới đồi hoạt động sai lệch, dẫn đến việc sản xuất hormone nội tiết tố nữ bị ảnh hưởng, làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn dẫn đến chậm kinh
- Sử dụng 1 số loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là chậm kinh: thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc hóa trị ung thư…
Các bệnh kể trên nhìn chung đều không tốt cho sức khỏe sinh sản, thậm chí còn ảnh hưởng đến em bé nếu bạn mang thai. Do đó, nếu còn bệnh, bạn nên chữa khỏi hẳn trước thời gian bầu bì nhé!
Nguồn thông tin: Que thử thai: hướng dẫn cách sử dụng và đọc kết quả chính xác – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!