X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa có hiệu quả không?

Mất 8 phút để đọc
Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa có hiệu quả không?Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa có hiệu quả không?

Dùng cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa chỉ phát huy tác dụng khi bệnh còn nhẹ; hơn nữa dùng thảo dược này phải kiên trì trong thời gian dài, không điều trị triệt để được bệnh, đồng thời bệnh cũng dễ tái phát lại.

Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa hiệu quả ra sao? Trong thành phần của cây có tác dụng kháng sinh, ức chế khối u và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. Nhờ đó mà cây trinh nữ hoàng cung trở thành bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa, cụ thể là hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tìm hiểu về cây trinh nữ hoàng cung: Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?
  • Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong việc điều trị bệnh phụ khoa
  • Bài thuốc chữa viêm phụ khoa bằng cây trinh nữ hoàng cung
  • Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh phụ khoa bằng trinh nữ hoàng cung?

Tìm hiểu về cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Cranium Latifolium L., thuộc họ thủy tiên Amaryllidaceac. Trinh nữ hoàng cung còn có các tên gọi dân gian khác như cây tỏi lơi lá rộng, vạn châu lan, náng lá rộng,…

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia và phía Nam Trung Quốc.

Mẹ đã biết chưa?

Các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu mau khỏi bệnh, thai nhi được an toàn

Bệnh Phụ Khoa – Cẩm nang từ A-Z các mẹ nên tham khảo!

Cây trinh nữ hoàng cung là loại cây thân thảo, có đường kính khoảng 10 – 16cm, từng phần lá cây úp vào nhau như thân giả màu đỏ tía, có chiều dài từ 8 – 15cm. Lá cây Trinh nữ hoàng cung mỏng có dạng dải dài, hai bên mép lá hơi uốn lượn như lượn sóng, gân lá song song, mặt trên lá lõm và mặt dưới có một sống lá nổi rất rõ, phần đầu bẹ lá sát đất có màu đỏ tím.

Hoa trinh nữ hoàng cung mọc thành cụm lớn gồm 6 – 18 hoa, trên một cán hoa dài khoảng 30- 60 cm, cánh hoa màu trắng có điểm tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng thành cây mới.

Cây trinh nữ hoàng cung có nhiều công dụng, thường được sử dụng để chữa các bệnh viêm họng, bướu cổ, mụn nhọt, viêm loét dạ dày, phong thấp khớp.

cay-trinh-nu-hoang-cung-chua-benh-phu-khoa-co-hieu-qua-khong

Hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung

Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong việc điều trị bệnh phụ khoa

Các công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung từ năm 1983 đến nay cho thấy trong thành phần của loài cây này có khoảng 32 loại alcaloids trong đó một số loại alkaloids như lycorine, crinafolidin, crinafolin và b – epoxyambellin có tác dụng kháng sinh, ức chế khối u và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. Nhờ thành phần này mà cây trinh nữ hoàng cung trở thành bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa, cụ thể là hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh phụ khoa, cây trinh nữ hoàng cung còn được dùng làm thành các bài thuốc để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung.

cay-trinh-nu-hoang-cung-chua-benh-phu-khoa-co-hieu-qua-khong

Các tác dụng thần kỳ của cây trinh nữ hoàng cung trong việc điều trị bệnh phụ khoa

  • Tiêu diệt các loại nấm mốc như candida albicans, staphylococcus, streptococcus mutans, streptococcus-salivarius, E.coli và khí Propionibacterium.
  • Diệt sạch vi khuẩn gây nấm mốc, khắc phục viêm vùng kín, viêm lộ tuyến hay viêm tử cung.
  • Làm lành các tổn thương vùng kín
  • Phòng ngừa vi khuẩn quay trở lại, cân bằng pH âm đạo
  • Cân bằng nội tiết tố, chống lão hóa.
  • Bổ máu, lọc máu xấu giúp da hồng hào, cơ thể khỏe khoắn
  • Làm chậm thời gian mãn kinh.
  • Bài tiết các chất bẩn ra ngoài, giữ vùng kín sạch sẽ
  • Phục hồi những tế bào thương tổn ở vùng kín, giúp chức năng tiết dịch trở lại bình thường.
  • Phòng tránh ung thư cổ tử cung và các biến chứng của bệnh phụ khoa.

Mẹ đã biết chưa?

Bệnh phụ khoa khi mang thai – Mẹ bầu cần làm gì để điều trị dứt điểm?

Viêm phụ khoa khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Bài thuốc chữa viêm phụ khoa bằng cây trinh nữ hoàng cung

Bài viết sẽ giới thiệu 3 cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa

Cách 1: Sử dụng trinh nữ hoàng cung tươi

Chuẩn bị: 3 lá Trinh nữ hoàng cung tươi, mỗi lá dài khoảng 50cm.

Cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi:

  • Rửa sạch lá, cắt nhỏ
  • Cho lá vào nồi, thêm 2 chén nước và nấu đến khi sắc lại còn ½ chén
  • Chắt lấy nước chia làm 3 phần
  • Uống sau các bữa ăn

Lưu ý: Uống thuốc 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại tiếp tục uống 7 ngày.

Cách 2: Sử dụng là trinh nữ hoàng cung khô

Chuẩn bị: 300g lá trinh nữ hoàng cung khô đã sơ chế

Cách làm: 

  • Rửa sạch 300gr lá khô rồi cho vào nồi, thêm 2 chén nước và nấu đến khi sắc lại còn ½ chén
  • Chắt lấy nước chia làm 3 phần
  • Uống sau các bữa ăn

Lưu ý: Uống nhiều đợt, mỗi đợt từ 20 – 25 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp đợt mới.

Cách 3: Sử dụng bài thuốc gồm lá trinh nữ hoàng cung kết hợp với các thảo dược khác

Chuẩn bị: 

  • 20gr lá trinh nữ hoàng cung
  • 20gr nga truật
  • 10gr lá đu đủ khô
  • 10gr xuyên điền thất

Cách làm:

  • Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào nồi
  • Đổ thêm 3 chén nước rồi đem sắc đến khi còn lại 1 chén thì chia thành 3 phần
  • Uống sau các bữa ăn trong ngày.

Lưu ý: Uống 1 đợt duy nhất kéo dài 49 ngày.

Cách uống lá trinh nữ hoàng cung khô để trừ ho, viêm họng, viêm phế quản

Bên cạnh tác dụng trị các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa, cây trinh nữ hoàng cung còn có tác dụng trị bệnh ho, viêm phế quản, viêm họng hay các bệnh về tai mũi họng nói chung. Cách làm là kết hợp lá cây trinh nữ hoàng cung khô với nhiều vị thuốc khác để điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc. Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Chuẩn bị 20 gram lá trinh nữ hoàng cung, 20 gram tang bạch bì, 10 gram xạ can,  6 gram cam thảo dây. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia thuốc làm 2-3 lần uống trong ngày.

Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng

Cách 2: Chuẩn bị khoảng 20 gram lá Trinh nữ hoàng cung khô, 6 gram Cam thảo dây, 12 gram lá Bồng bồng, 12 gram lá Táo chua. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia thuốc làm 2-3 lần uống trong ngày.

Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh phụ khoa bằng trinh nữ hoàng cung?

Dùng cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa chỉ phát huy tác dụng khi bệnh còn nhẹ; hơn nữa dùng thảo dược này phải kiên trì trong thời gian dài, không điều trị triệt để được bệnh, đồng thời bệnh cũng dễ tái phát lại.

Không phải trường hợp nào dùng có thể dùng thảo dược. Một số chị em sử dụng sai cách hoặc do cơ địa không phù hợp với các thành phần của loại cây này khiến bệnh trở nặng hơn và khó điều trị.

Do đó chị em cần đi khám, tìm hiểu nguyên nhân bệnh phụ khoa của mình để loại bỏ nguyên nhân đó. Căn cứ vào sức khỏe của bạn mà bác sĩ điều trị sẽ có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó chị em hãy nhớ:

– Không thụt rửa âm đạo thường xuyên; vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.

– Quan hệ tình dục an toàn

cay-trinh-nu-hoang-cung-chua-benh-phu-khoa-co-hieu-qua-khong

– Sử dụng quần lót có chất liệu thoáng mát, rộng rãi.

– Đi khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần;

– Khi thấy có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay

Nguồn thông tin: thiennguyen.net.vn, thegioiduocvinhgia.vn

Xem thêm:

  • Những điều cần biết khi khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ
  • Sau sinh mẹ cần phải thật chú ý nếu không muốn mắc những bệnh phụ khoa này
  • Bác sĩ cảnh báo: Mắc bệnh phụ khoa khi mang thai để lại hậu quả khôn lường!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa có hiệu quả không?
Chia sẻ:
  • Bệnh Phụ Khoa - Cẩm nang từ A-Z các mẹ nên tham khảo!

    Bệnh Phụ Khoa - Cẩm nang từ A-Z các mẹ nên tham khảo!

  • Sau sinh mẹ cần phải thật chú ý nếu không muốn mắc những bệnh phụ khoa này

    Sau sinh mẹ cần phải thật chú ý nếu không muốn mắc những bệnh phụ khoa này

app info
get app banner
  • Bệnh Phụ Khoa - Cẩm nang từ A-Z các mẹ nên tham khảo!

    Bệnh Phụ Khoa - Cẩm nang từ A-Z các mẹ nên tham khảo!

  • Sau sinh mẹ cần phải thật chú ý nếu không muốn mắc những bệnh phụ khoa này

    Sau sinh mẹ cần phải thật chú ý nếu không muốn mắc những bệnh phụ khoa này

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn