Các mẹ có biết nhu cầu canxi cho mẹ sau sinh thay đổi thế nào? Chị em sau sinh có nên bổ sung thêm canxi không? Nên bổ sung thế nào cho hợp lý?
Vai trò của canxi đối với cơ thể
Trong cơ thể người, ion canxi tập trung tới 99% ở xương và chỉ có 1% trong máu và trong các tổ chức phần mềm. Canxi có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, duy trì chức năng sinh học của cơ thể:
- Là thành phần cấu tạo chủ yếu của khung xương giúp nâng đỡ cơ thể;
- Canxi đóng vai trò sĩ quan chỉ huy của quá trình phản ứng miễn dịch, phát hiện sớm tác nhân gây bệnh;
- Ion canxi có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế;
- Thiếu canxi khả năng đàn hồi của cơ bắp kém, cơ dễ bị mỏi mệt, thể lực yếu kém hoặc là tăng kích thích thần kinh cơ;
- Canxi tham gia quá trình làm đông máu, có tác dụng bổ trợ với chứng xuất huyết và những bệnh dị ứng; làm cho các tế bào tăng khả năng kết dính với nhau; có tác dụng bảo vệ đường hô hấp nhờ làm tăng chuyển động của hàng tế bào lông giúp đẩy bụi, dị vật ra khỏi đường hô hấp.
Ion canxi tập trung chủ yếu trong xương
Ở phụ nữ có thai, canxi giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Mẹ bị thiếu canxi khi mang thai mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương vào máu để đáp ứng nhu cầu nhưng cũng chỉ có giới hạn. Mẹ bầu thiếu canxi thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau lưng, đau mỏi xương khớp, đau răng, sâu răng, tê chân, chuột rút, mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe… Thai nhi có nguy cơ cao bị chậm phát triển, còi xương bẩm sinh, dị dạng xương…
Mẹ sau sinh có nên bổ sung canxi? Nhu cầu canxi của phụ nữ sau sinh
Mặc dù đã bổ sung đầy đủ canxi trong suốt quá trình mang thai thì sau sinh chị em vẫn cần tiếp tục bổ sung canxi, thậm chí hàm lượng còn cao hơn khi mang bầu.
Mang thai và sinh con là quá trình khiến mẹ mất đi lượng canxi đáng kể để tạo xương, răng và não bộ thai nhi. Sau khi sinh và cho con bú, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi dẫn đến các triệu chứng như đau lưng, đau cơ, rụng tóc… Đây là lý do nhiều mẹ cảm thấy cơ thể dần bị suy yếu, phần xương và cả răng không còn được chắc khỏe như khi chưa sinh con.
Không chỉ vậy, nguồn canxi cung cấp cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, mẹ bị thiếu canxi thì chất lượng sữa cũng bị ảnh hưởng, trẻ có thể bị hạ canxi máu, chân vòng kiềng, còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng kém, hay quấy khóc hoặc co giật….
Phụ nữ sau sinh cần bổ sung thêm canxi
Đồng thời, sau sinh chị em không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung canxi đúng cách dẫn đến thiếu hụt lượng canxi cần thiết sẽ gây trở ngại rất nhiều cho quá trình phát triển của trẻ. Chị em cũng có khả năng bị loãng xương cao hơn.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu canxi của cơ thể được xác định trong mối tương quan với phosphor: tỉ trọng canxi/phospho mong muốn tối thiểu > 0.8 ở mọi lứa tuổi, theo đó lượng canxi cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn cho con bú cần khoảng 1300mg canxi/ ngày.
Nên bổ sung canxi cho mẹ sau sinh bằng cách nào?
Canxi có thể được bổ sung bằng nhiều cách, trước hết là qua đường ăn uống. Phụ nữ mang thai và sau sinh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như:
- Hải sản: hàu, sò, ngao, tôm cá các loại…
- Rau lá xanh đậm: rau chân vịt, cải bó xôi, cải thìa, cải xoăn, cải ngọt, rau dền, cải chíp
- Sữa các loại: sữa bò, sữa dê tươi, sữa hạt: 250g sữa có thể cung cấp 275mg canxi, chế phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, váng sữa…
- Vừng: trong mỗi 25g vừng có thể có đến 200mg canxi
- Cà rốt
- Các loại hạt: đậu đen, đậu đỏ, hạt hạnh nhân…
Thực phẩm giàu canxi
Mặc dù vậy, 1 số mẹ kiêng khem ăn uống sau sinh nên không bổ sung đủ canxi qua đường ăn uống. Để không bị thiếu hụt canxi khi cho con bú, mẹ nên bổ sung canxi để bù đắp vào phần thiếu hụt bằng các loại thuốc bổ có canxi.
Bên cạnh bổ sung canxi, chị em nên kết hợp thêm các thành phần như magie và vitamin D3 để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể và giúp hấp thụ canxi tối ưu. Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi ở ruột, nơi tiếp nhận canxi chủ yếu. Lượng vitamin D cần thiết cho phụ nữ sau sinh là 800 UI/ngày.
Bên cạnh đó, canxi bổ sung quá nhiều sẽ làm ứ đọng mô trong cơ thể, ứ đọng mạch máu dẫn đến vôi hóa, xơ hóa mạch máu, động mạch, do đó cần bổ sung thêm vitamin muối khoáng đồng để bổ trợ, cung cấp canxi theo cách tốt nhất.
Lưu ý khi bổ sung canxi
- Các mẹ khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh/dị ứng có thể sử dụng hầu hết các loại chế phẩm bổ sung canxi, chị em có bệnh dạ dày không nên uống canxi carbonate vì dễ gây hại đến dạ dày, gây đầy bụng…; phụ nữ bị đái tháo đường không nên dùng biệt dược chứa canxi gluconate, người cần kiêng muối không nên dùng biệt dược canxi chứa nhiều natri
- Nên bổ sung canxi dạng hữu cơ như canxi citrat để cơ thể dễ hấp thu
- Không nên uống canxi cùng lúc với sắt, thuốc bổ tổng hợp, sữa và các chế phẩm từ sữa để không cản trở hấp thu
- Uống canxi theo liều lượng, chỉ định của bác sĩ và không bổ sung quá 500mg canxi nguyên tố/lần
- Nên bổ sung canxi cùng với vitamin C để tăng khả năng hấp thu
- Nên uống canxi vào buổi sáng sau khi ăn sáng khoảng 1 tiếng, không nên uống vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ, cặn lắng gây sỏi thận.
Bổ sung canxi đường uống đúng cách
Nhu cầu canxi cho mẹ sau sinh là vô cùng lớn để có thể duy trì cơ thể khỏe mạnh cho mẹ, đồng thời đảm bảo lượng canxi qua sữa cho bé bú. Chị em phụ nữ sau sinh nên bổ sung canxi với liều lượng hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để cả mẹ và bé được cung cấp đầy đủ nguyên tố quan trọng này, đảm bảo sự phát triển lâu dài cho trẻ cũng như sức khỏe cho mẹ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!