Căng thẳng vì dịch bệnh Covid-19 là điều không tránh khỏi vì mức độ lan rộng trên toàn cầu kinh khủng như thế nào. Cảm giác sợ hãi, lo lắng, buồn bã và hoang mang về tương lai là bình thường trong một trận đại dịch. May mắn thay, chủ động về sức khỏe tinh thần có thể giúp giữ cho cả tâm trí và cơ thể của bạn mạnh mẽ hơn.
Cách giải toả căng thẳng vì dịch bệnh Covid-19
Dưới đây là những cách giúp bạn giảm bớt lo lắng xung quanh Coronavirus.
Đọc tin tức từ các nguồn đáng tin cậy
Tránh các phương tiện truyền thông viết theo hướng cường điệu hoá hoặc chỉ tập trung vào những sự việc không thể kiểm soát được. Thay vào đó, hãy chuyển sang các nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy về cách tự bảo vệ mình, chẳng hạn như website của Bộ Y Tế hay Facebook Thông Tin Chính Phủ.
Xây dựng kế hoạch hành động để giảm căng thẳng vì dịch bệnh
Luôn có cách để bạn có thể thực hiện nhằm giảm rủi ro. Nó có thể đơn giản như rửa tay đúng cách và thường xuyên và hạn chế đi lại. Nhưng nhận ra những điều này có thể nhắc nhở bạn về tầm quan trọng của việc tập trung vào những thứ bạn có quyền kiểm soát. Chỉ cần đảm bảo những việc bạn hành động để giảm căng thẳng mùa dịch cũng được đề xuất bởi các nguồn có uy tín.
Đặt giới hạn cho việc online đọc tin tức cũng giúp giảm căng thẳng
Việc theo dõi quá nhiều về mức độ lây lan hay số người mắc bệnh hay tử vong vì Covid-19 sẽ làm tăng sự lo lắng của bạn. Hãy giới hạn thời gian và mức độ đọc tin tức trong một khung thời gian nhất định hoặc một số lượng bài viết nhất định.
Mặc dù rất hữu ích và quan trọng khi cập nhật thông tin, nhưng cũng quan trọng không kém khi han chế bản thân tiếp xúc quá nhiều với tin tức tiêu cực và gây lo lắng.
Tránh tâm lý bầy đàn
Xin lưu ý rằng có rất nhiều người có hành động tiêu cực trước đại dịch Covid-19. Không nên điên cuồng mua sắm đồ để tích trữ hay đeo khẩu trang một cách vô tội vạ. Nếu không tỉnh tao, hành động của bạn sẽ trở nên vô ích và góp phần làm tình hình tồi tệ thêm.
Chăm sóc bản thân thật tốt
Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đầy đủ và tham gia vào các hoạt động giải trí luôn là chìa khóa để giúp khỏe mạnh về thể chất và tâm lý nhất có thể trong những lúc căng thẳng. Chăm sóc bản thân tốt cũng giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm chuyên môn
Nếu sức khỏe tinh thần của bạn đang bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng vì dịch bệnh, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần được cấp phép có thể giúp bạn quản lý nỗi sợ hãi của mình đồng thời trao quyền cho bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn và gia đình bạn.
Quan tâm đến sức khoẻ tâm thần khi căng thẳng vì đại dịch
Ngoài những lo ngại về sức khỏe tinh thần có thể phát sinh do lo lắng xung quanh đại dịch, điều quan trọng là phải theo dõi các tình trạng tâm lý để đảm bảo chúng không trở nên tồi tệ hơn.
Trầm cảm và lo âu
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số cá nhân có thể gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần trong một đại dịch. Các vấn đề về trầm cảm và lo lắng có thể phát sinh.
Nghiên cứu từ sự bùng phát virus Ebola ở Sierra Leone chỉ ra rằng số người gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội tăng cao. Một nghiên cứu từ dịch cúm H1N1 năm 2009 đã chỉ ra sự gia tăng của một loạt các triệu chứng cảm xúc. Ngoài ra, một số tình trạng căng thẳng tâm lý tiêu cực có thể trở nên tồi tệ hơn.
Những người tham gia chăm sóc y tế cũng có nguy cơ đặc biệt cao đối với các triệu chứng cảm xúc trong một đại dịch. Họ có thể trải nghiệm:
- Tăng trầm cảm và lo lắng
- Gia tăng mối quan tâm về việc bảo vệ những người thân yêu
- Mặc cảm và cảm giác tội lỗi về việc vô tình lây bệnh của người thân nếu họ bị bệnh
Và trẻ em cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ba mẹ hay người thân hành động tiêu cực. Lo lắng cao độ và cảm giác bất lực có thể khiến một số cá nhân áp dụng các biện pháp hoặc phương pháp phòng ngừa chưa được chứng minh. Và vô tình một số cách có thể gây hại cho cả cá nhân và toàn thể cộng đồng. Vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo rằng bất kỳ hành động nào bạn thực hiện đều hữu ích.
Tin đồn hoặc cô lập
Phản ứng của từng cá nhân sẽ khác nhau khi đối diện với nỗi sợ hãi. Khi bản thân tiếp nhận quá nhiều tin đồn tiêu cực, hành vi của nhiều cá nhân sẽ trở nên tiêu cực hơn. Nếu tâm lý không vững, họ có thể trải qua sự gia tăng rối loạn tâm thần hoặc hoang tưởng.
Nên làm gì để giải toả căng thẳng vì dịch bệnh
Rất dễ để chứng kiến những người xung quanh trở nên hoảng loạn. Mặt khác, bạn có thể gặp những người dường như không quan tâm chút nào khi đại dịch đang gia tăng. Bạn cũng có thể cảm nhận nhiều cảm xúc khác nhau hay bối rối và không biết nên làm gì.
Ứng phó với những tình huống không quen thuộc
Mọi người có xu hướng phản ứng thái quá với các mối hiểm hoạ như họ phản ứng lại với các mối đe dọa quen thuộc. Ví dụ, mặc dù tai nạn xe máy là phổ biến, nhưng lái xe có lẽ không đến nổi đáng sợ nếu bạn chạy an toàn làm sử dụng thường xuyên.
Con người có xu hướng tăng sự lo lắng khi đối mặt với những tình huống không quen thuộc. Đây là một trong những lý do tại sao các đại dịch trong quá khứ, như virus Ebola và virus Zika, tạo ra sự gia tăng lo lắng cho hầu hết các cá nhân.
Bị “tấn công” với vô vàn tin tức về số người chết và số người nhiễm bệnh có thể khiến mọi người phản ứng thái quá với những rủi ro mà họ gặp phải khi mắc bệnh.
Tuy nhiên, các nguồn truyền thông đáng tin cậy cũng có thể có tác động tích cực trong đại dịch.
Các cách chăm sóc bản thân bao gồm:
- Đọc tin tức từ các nguồn đáng tin cậy (và hạn chế đọc nhiều tin tiêu cực)
- Nhận ra những điều bạn có thể kiểm soát, như giữ vệ sinh tốt
- Chỉ thực hiện các biện pháp cần thiết khi được chính phủ khuyến nghị
- Thực hành chăm sóc bản thân
- Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần được cấp phép nếu cần thiết
Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng khiến người dân căng thẳng vì dịch bệnh
Các phương tiện truyền thông có thể thúc đẩy sự lo lắng căng thẳng bằng cách liên tục đưa tin về dịch bệnh. Tuy nhiên, khi được sử dụng một cách thích hợp, các phương tiện truyền thông cũng có thể là một đồng minh trong việc phổ biến thông tin hữu ích.
Sử dụng phương tiện tích cực
Trong đại dịch cúm H1N1 2009, các cơ quan truyền thông Úc và Thụy Điển đều đưa tin chính xác về những rủi ro khi mắc bệnh.
Tuy nhiên, phía Thụy Điển hiệu quả hơn vì hướng dẫn người đọc cách tự bảo vệ mình và giảm nguy cơ mắc bệnh. Mặt khác, truyền thông Úc, phần lớn chọn cách tập trung vào báo cáo những sai lầm của cơ quan công cộng hay chính phủ. Điều này có thể đã ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc.
Trước đại dịch H1N1, Thụy Điển và Úc có tỷ lệ tiêm chủng tương tự. Sau khi dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ tiêm vacxin là 60% ở Thụy Điển và 18% ở Úc.
Do đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tin tức có thể làm giảm sự hoảng loạn và căng thẳng về dịch bệnh trong cộng đồng bằng cách khuyến nghị các hành động cụ thể, chi tiết để mọi người thực hiện. Cách tiếp cận này có thể ngăn chặn các cá nhân phản ứng thái quá hoặc thực hiện các biện pháp quyết liệt khi một mối đe dọa mới xuất hiện.
May mắn thay, hầu hết các đại dịch sẽ biến mất cũng nhanh chóng khi chúng bắt đầu. Hãy biết cách đối mặt và xử lý lo lắng căng thẳng vì dịch bệnh của bản thân. Rửa tay thường xuyên, hạn chế đi lại và đeo khẩu trang (vải) khi phải ra ngoài để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Theo verywellmind
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!