Mạng xã hội là một phát minh tuyệt vời từ Mack. Nó giúp gắn kết mọi người lại. Song, cũng đừng giao hết thông tin và phải cẩn trọng với mạng xã hội.
Mạng xã hội! Nếu như chục năm trước, đây là khái niệm mơ hồ. Thì ngày hôm nay, nó phổ biến đến nỗi như ăn cơm, uống nước vậy. Có nhiều người sống vì mạng xã hội. Cuộc sống ảo thay thế cuộc sống thật. Đơn giản vậy thôi! Bởi cuộc sống thật quá khó khăn và mệt mỏi.
Song, cũng cần phải biết rằng, mạng xã hội không hề hiền lành như những gì nó thể hiện.
Hô biến!
Không phải ai củng đủ sức chịu điều tiếng, nhất là trẻ em
Hình trích từ video về cậu bé Quaden Bayles ở Brisbane, Australia! Cậu bé quá tuyệt vọng sau khi bị mạo danh. Không phải ở ngoài đời mà là trên mạng xã hội. Chỉ với hình ảnh của cậu bé Bayles, những kẻ xấu đã quyên góp được số tiền rất lớn rồi biến mất!
Câu chuyện bắt đầu bởi diễn viên hài Brad Williams. Ông tìm thấy tài khoản giả mạo danh tính cậu bé. Quá thương người, ông đã lập ra quỹ và quyết định ủng hộ cậu bé. Rất nhanh chóng, những ngôi sao và tài tử nổi tiếng tham gia vào. Có thể kể đến Hugh Jackman hay phát thanh viên Piers Morgan.
Ban đầu, chỉ là mục đích quyên góp $10.000. Song, con số này đã nhanh chóng vượt lên trên $400.000.
Sẽ thật tốt nếu số tiền đó đến được đúng địa chỉ!
Thật giả lẫn lộn
Sự thật được hé lộ!
Hãy cẩn trọng với mạng xã hội! Vì sao vậy? Câu chuyện của cậu bé Bayles sẽ là cổ tích nếu không xuất hiện dòng chữ dưới đây.
“CẢNH BÁO! TÀI KHOẢN GIẢ! ĐỪNG CHUYỂN TIỀN NỮA! – được đăng bởi nhà Bayles. Hóa ra, tất cả những thứ ở trên đều là giả. Số tiền quyên góp cũng không hề đến được địa chỉ của họ. Mà thực ra, nhà Bayles cũng chưa bao giờ kêu gọi ai ủng hộ cho họ cả.
“Cô ấy chưa bao giờ xin tiền! Cũng chắc chắn không có dự định đó!” – Hàng xóm của Bayles nói.
Cũng có một số thuyết âm mưu được đưa ra. Trong đó, kinh khủng nhất phải kể đến thuyết tuổi tác. Một cậu bé 9 tuổi đang sống cùng bố mẹ. Bất ngờ, bị thổi phồng lên đã 18 tuổi. Và tất cả các tài khoản đó đúng là của cậu. Đây là thuyết âm mưu chiếm đoạt tiền của mọi người. Thậm chí, một bức ảnh cậu bé đứng cùng số 18 cũng được tải lên mạng.
Cuối cùng, 18 tuổi này là tuổi của người khác. Bayles chỉ tham dự cùng mà thôi.
Nỗi niềm người trong cuộc
Cậu bé quá tuyệt vọng đến nỗi muốn tự tử khi thấy những hình ảnh kinh khủng này
Bayles bắt đầu gặp rắc rối khi quá nhiều người hỏi. Rằng đó có phải là cậu thật không? Tài khoản đó là của ai? Vì sao lại làm như vậy? Có lừa đảo tiền của mọi người hay không…
Rồi ở trường, cậu cũng bị bắt nạt rất nhiều. Đến nỗi, quá mệt mỏi, cậu tâm sự với mẹ rằng:
– Cho con một sợi dây, con muốn tự sát.
– Con chỉ muốn tự kết liễu thôi
– Ai đó giết con đi
– Dây thừng của con đâu…
Cẩn trọng với mạng xã hội
Hãy để trẻ em đươc vui chơi!
Vậy đấy! Một kịch bản tốt là thu được rất nhiều tiền. Nhưng tiền không đến được với người cần và đúng người. Còn nỗi đau mà nó để lại cho mọi người là có thật. Có rất nhiều trường hợp tương tự đã diễn ra ở Việt Nam.
Hậu quả là gì? Người nhảy cầu, người treo cổ. Nhiều gia đình chia tay vì hiểu lầm. Những lần đánh ghen mệt mỏi chỉ vì tin vào mạng xã hội. Ai đó đưa một thông tin vô thưởng vô phạt lên. Sau đó, mọi người bâu vào chỉ trích người đó. Hậu quả, họ tự sát vì không chịu nổi áp lực.
Mạng xã hội tuyệt vời! Nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi. Nếu ta biết sử dụng mạng xã hội như một công cụ để giải trí, đó thực sự rất tuyệt. Song, khi ta bị chỉ trích trên mạng xã hội, không phải là một, hai người mà là hàng vạn người cùng nói.
Hãy cân nhắc trước khi đưa thông tin hoặc nói gì đó trên mạng nhé !
Lời kết
Cẩn trọng với mạng xã hội!
Một lần nữa, hãy cẩn trọng với mạng xã hội. Nếu không, bạn không muốn sau một đêm thức dậy, hình ảnh của bạn sẽ ngập tràn với những lời thóa mạ kinh khủng, phải không nào ?
Theo Dailymail
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!