Vòng xã hội bạn bè mà con chịu ảnh hưởng – Nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng về những ảnh hưởng từ bạn bè của con. Một cuộc khảo sát đời sống gia đình cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ tin rằng bạn bè và đồng nghiệp là ảnh hưởng lớn nhất lên con của họ.
Tuy nhiên, dù ảnh hưởng từ bạn bè con bạn đóng một vai trò trong việc lựa chọn hành vi ứng xử của trẻ nhưng giá trị ảnh hưởng từ cha mẹ và gia đình vẫn vô cùng quan trọng.
Ảnh hưởng từ bạn bè
Trong giai đoạn 12 – 18 tuổi – trẻ thích tụ tập, gần gủi gắn bó với những người bạn của mình. Tất cả mọi khó khăn thầm kín – trẻ có thể tâm sự với những người bạn của mình một cách thoải mái, trong khi trong gia đình từ bạo lực, dụ dỗ đến ngọt ngào có thể trẻ chẳng hề hé môi một lời!
Cha mẹ sẽ tách dần con cái vì những chuẩn mực hành vi và nguyên tắc của mình, và vì sự áp đặt lên con cái, trong khi đó thì bạn bè có thể đáp ứng được nhu cầu tâm lý mà cha mẹ có thể không và chưa đáp ứng được.
Thanh niên đang trưởng thành từ cơ thể đến tâm lý, vẫn hằng ngày đi tìm cái “TÔI” của chính mình, tìm sự đồng thuận hơn là sự phán xét, chấp thuận mình đang dở hơi hơn là chấn chỉnh sự dở hơi của mình, một người đang cũng trãi qua như mình tất nhiên sẽ thấu hiểu mình hơn, và việc tâm sự, chứng tỏ cũng trở nên dễ dàng hơn với bạn bè đồng trang lứa là thế!
Sự ảnh hưởng:
Ảnh hưởng từ mối quan hệ bạn bè là khi trẻ làm điều gì đó để có được sự chấp thuận, kính nễ, yêu thương từ bạn bè.
Việc đó có thể trẻ không muốn, không thích, không tự nguyện, nhưng vì sự khiêu khích của bạn bè, vì sự cổ vũ, vì một nguyên nhân nào khác mà trẻ mong muốn – nên trẻ sẽ làm mà đôi khi không hề nghĩ đến hậu quả. Tuy nhiên, những việc đó không phải lúc nao cũng đi ngược lại với ý muốn của bản thân trẻ, hoặc trẻ làm quá nhiều lần trở nên hình thánh thói quen, xem việc đó là bình thường.
“Áp lực bạn bè” là từ mô tả chính xác khi nói về sự ảnh hưởng của bạn bè. Điều đó cho thấy hành vi của thanh thiếu niên được hình thành thế nào khi bản thân muốn hòa nhập vào nhóm với bạn đồng trang lứa.
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ bạn bè
Bạn bè có sự ảnh hưởng hai chiều cà tích cực lẫn tiêu cực, nếu không thì Ông bà ta không nói “Lựa bạn mà chơi”
Vòng xã hội bạn bè mà con chịu ảnh hưởng
Tích cực – bạn bè giúp trẻ nhận ra nhiều điều
- Tăng sự tư tin và cảm giác an toàn
- Cơ hội quen biết nhiều người khác và cùng chia sẻ học hỏi quan điểm của nhau
- Học cách thương lượng, chấp nhận và hòa nhập vào nhóm
- Tiếp cận nhiều ý tưởng mới
- Chia sẻ, tâm sự những ý tưởng của bản thân.
- Được yêu thương, bảo vệ, quan tâm trong nhóm bạn bè
Tiêu cực – bạn bè làm trẻ trở nên hư hỏng
- Hút thuốc, ma túy, uống rượu bia và các tệ nạn khác
- Đánh nhau, gây gỗ, bỏ học
- Chọc ghẹo hay bắt nạt người khác
- Cuồng một thứ gì đó làm ảnh hưởng đến bản thân – như ăn kiêng, nghiện game, đồ chơi, mua sắm, chưng diện …
- Chỉ nghe bạn bè, bỏ rơi dần gia đình…
Dù ở lứa tuổi nào trẻ luôn bị áp lực khi phải hòa nhập vào nhóm bạn của mình. việc chịu áp lực quá lớn và không biết cách xử lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý hành vi của trẻ. Nếu cha mẹ thấy con thay đổi hành vi, tâm lý, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ… thì cần phải nói chuyện với con, tìm rõ nguyên nhân.
Nếu biết rõ đó là sự ảnh hưởng từ bạn bè, cha mẹ cần phải khéo léo giúp con xử lý, đối phó với những ảnh hưởng từ quan hệ bạn bè.
Các dấu hiệu cần cảnh bảo cho cha mẹ:
- Tâm trang u buồn, hay khóc, luôn cảm thấy tuyệt vọng.
- Dễ nổi giận, gây chuyện, lớn tiếng, cáu gắt với người trong gia đình
- Khó ngủ, thức khuy, dậy sớm
- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
- Bỏ học, hay bỏ môn ngoại khóa yêu thích hay đang học bình thường
Vòng xã hội bạn bè mà con chịu ảnh hưởng
Khi con có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên nói chuyện và tìm hiểu dần nguyên nhân từ con. Khi có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cha mẹ có thể cho con tìm đến tự vấn từ các chuyên gia tâm lý.
Tuyệt đối không la mắng, phê phán, phán xét con khi chưa biết nguyên nhân thực sự. Đây cũng là một giai đoạn phát triển trưởng thành cho con, để con hình thành dần rõ nét cái nhân sinh quan và cá tính của mình hơn nữa. Cha mẹ nên là bạn, là người lắng nghe và đồng hành hơn là vai trò chỉ bảo, giảng đạo và luôn mong muốn từ con.
Nhật ký sex của các em học sinh lớp 8 gióng hồi chuông về giáo dục giới tính!
Hành Vi Tuổi Dậy Thì và Giải Pháp cho Cha Mẹ
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!