Bầu 18 tuần, mẹ đã sắp đi được nửa chặng đường mang thai diệu kỳ rồi. Thai 18 tuần cần làm các xét nghiệm nào, mẹ cần bổ sung gì để con tăng cân đúng chuẩn và làm sao để giảm bớt các cơn đau lưng, đau bụng khó chịu đây?
Ở tuần thứ 18 thai kỳ, bé con đã lớn thêm được một chút rồi đấy, cùng khám phá nào!
Thai nhi 18 tuần tuổi đã lớn như thế nào?
Thai nhi 18 tuần đã có kích thước bằng một củ khoai lang và nặng gần 2000g rồi đấy!
Trong tuần thứ 18 thai kỳ này của cẩm nang mẹ bầu, bạn sẽ biết được rằng:
– Bé của bạn đang di chuyển nhiều hơn! Khi con bạn cuộn tròn, lật nghiêng, và uốn cong chân tay trong dạ con của bạn, hãy sẵn sàng để cảm thấy những cú đạp và chuyển mình mạnh mẽ và rõ rệt hơn.
– Bé có thể ngáp – vì vậy bạn có thể thấy được điều này trong ảnh siêu âm.
– Vì thính giác của em bé phát triển mạnh hơn, tránh tiếng ồn lớn để không làm tổn thương bé.
– Nếu bạn đang mang thai bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã hình thành rõ rệt. Nếu bạn đang mang thai bé gái, buồng trứng của bé cũng đã bắt đầu phát triển trứng.
Hình ảnh thai nhi 18 tuần, bé đã có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài
Triệu chứng thai kỳ khi bầu 18 tuần
- Bạn lúc nào cũng đói cồn cào. Sự tăng trưởng nhanh của bé có thể làm bạn thấy đói mỗi vài giờ.
- Bàn tay và bàn chân của bạn sưng lên. Điều này có thể trở nên khó chịu, nhưng đây cũng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
- Khi bé phát triển nhanh, cân nặng của bé sẽ tạo ra rất nhiều áp lực lên lưng bạn, dẫn đến chứng đau lưng. Hãy thử những điều sau để cảm thấy khá hơn nhé: tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh đứng quá lâu, không bê vác vật nặng.
- Do áp lực gia tăng trên tĩnh mạch mũi của bạn, bạn có thể gặp hiện tượng chảy máu cam.
- Bạn cũng có thể bị chuột rút chân, vì vậy hãy uống đủ nước.
Thai nhi tuần 18 sẽ khiến mẹ bầu bị đau lưng khó chịu
Bầu 18 tuần cần làm các xét nghiệm gì?
Thai nhi 18 tuần, mẹ sẽ được thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm sau đây:
- Đo cân nặng và kiểm tra huyết áp
- Đo lượng đường và protein trong nước tiểu
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
- Kiểm tra chiều cao tính từ đáy tử cung
- Quan sát, kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
Khi đến gặp bác sĩ sản khoa, mẹ hãy nhớ những điều này:
- Kể về các triệu chứng mẹ đã gặp, nhất là các tình trạng bất thường
- Hãy hỏi những câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận. Trước khi đi khám, mẹ nên lập một danh sách câu hỏi sẵn
Chăm sóc thai kỳ như thế nào?
Bà bầu 18 tuần nên nằm nghiêng bên trái
- Chống đau lưng bằng cách ngồi thẳng hoặc tập thể dục nhẹ như yoga trước khi sinh.
- Tử cung của bạn mở rộng và tạo ra áp lực lên tĩnh mạch phía sau bụng của bạn. Vì vậy hãy ngủ nghiêng. Nằm ngửa có thể khiến lượng máu đến tim của bạn giảm và làm bạn thấy hoa mắt chóng mặt.
- Nếu bạn thấy bàntay và bàn chân của bạn sưng tấy thường xuyên, hãy đặt chân/tay cao hơn người để làm thoát bớt lượng nước dư thừa.
- Nếu bạn lo lắng đến mất ngủ, hãy thử tập một vài bài tập thở đơn giản trước khi bạn ngủ để có một giấc ngủ sâu hơn.
Mẹ bầu cần làm gì?
Mẹ bầu 18 tuần cần đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để không bị táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, rau và trái cây.
Hình ảnh bụng bầu 18 tuần
Mẹ và bố nên tham gia các lớp học tiền sản nhằm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để đón bé chào đời. Hãy đọc sách để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về những thay đổi trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ và cách chăm sóc bé sau sinh.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!