Bạn đã biết cách xử lý mụn bọc và chăm sóc da bị mụn bọc tại nhà sao cho an toàn và hạn chế để lại sẹo chưa? Mời bạn cùng theAsianparent tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc
Mụn bọc là một dạng mụn trứng cá ở mức độ nặng. Ban đầu, mụn bọc chỉ là nốt cứng nhỏ có màu đỏ, sau đó mụn hình thành nhân mủ trắng bên trong, đồng thời sưng to với kích thước lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn khác.
Mụn bọc có thể gây nhức, đau đớn vì chúng có chân ăn sâu ở tế bào da. Mức độ lây lan cao và khó điều trị hơn các loại mụn trứng cá thông thường.
Nếu không được điều trị đúng cách và tự ý dùng tay nặn mụn sẽ để lại sẹo lõm, vết thâm gây mất thẩm mỹ.
Vì sao mụn bọc thường để lại sẹo?
Có 2 lý do khiến mụn bọc để lại sẹo:
- Một là do bạn không điều trị sớm từ lúc mụn mới hình thành, mụn để lâu khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn, các tế bào da xung quanh bị phá hỏng và bị chuyển thành vết đen.
- Thứ hai là do bạn tự ý nặn mụn bọc không đúng cách, khiến vùng da bị viêm nhiễm và lây lan nhanh chóng, từ đó hình thành sẹo.
Vậy nên, cách ngăn ngừa sẹo do mụn bọc tốt nhất là hãy điều trị kịp thời và tuyệt đối không tự ý nặn mụn.
Cách xử lý mụn bọc tại nhà với thực phẩm tự nhiên
Dưới đây là một số cách xử lý mụn bọc tại nhà được nhiều người áp dụng vì ưu điểm dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí tối đa:
Kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa các thành phần như silica, muối nở, sodium pyrophosphat, triclosan và hydrogen peroxide giúp kháng viêm, sát khuẩn, làm khô mụn, giúp giảm sưng viêm và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Cách thực hiện:
Rửa mặt sạch sau đó lau khô, dùng kem đánh răng loại màu trắng thoa một lớp mỏng lên nốt mụn, hạn chế để kem đánh răng dính ra vùng da xung quanh vì có thể gây mẩn đỏ, ngứa và bong da.
Để kem đánh răng trên nốt mụn qua đêm nếu bạn có làn da thường, còn với những bạn có làn da mỏng, da nhạy cảm, chỉ nên để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Áp dụng từ 2 đến 3 lần/tuần.
Chanh tươi
Nồng độ axit cao trong chanh giúp làm tăng độ pH trên da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, chanh còn có tác dụng tẩy trắng, làm mờ vết thâm sau mụn và làm mịn da rất tốt.
Cũng như kem đánh răng, axit xitric trong chanh có khả năng làm bỏng da, vì vậy bạn chỉ nên bôi vào vùng bị mụn, tránh bôi vùng xung quanh.
Cách thực hiện: Rửa sạch mặt và lau khô, dùng tăm bông chấm vào nước cốt chanh và thoa đều lên nốt mụn, để qua đêm. Thực hiện 3 lần/tuần. Nhớ sử dụng kem chống nắng và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bảo vệ da bạn nhé.
Tỏi
Được mệnh danh là vị thuốc quý trong cả Đông Y và cả Tây Y, tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kích thích quá trình tái tạo làn da và trị mụn rất tốt. Có nhiều cách xử lý mụn bọc với tỏi:
- Đắp tỏi tươi bằm nhuyễn
- Cắt đôi tép tỏi và chà trực tiếp lên nốt mụn
- Thoa tinh dầu tỏi
- Đắp mặt nạ tỏi kết hợp với mật ong hoặc muối.
Tỏi chỉ nên đắp lên mặt trong khoảng 10p-20p tùy công thức, không nên dùng tỏi đắp mặt qua đêm vì có thể làm bỏng da.
Ngoài ra, ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày còn giúp thải độc tố trong máu, giúp mụn nhọt mau lành hơn và hạn chế sẹo thâm.
Chăm sóc da bị mụn bọc như thế nào?
Giữ cho da sạch
Nguyên nhân gây nên mụn bọc có thể là do bạn không giữ cho da sạch sẽ, khiến các vi khuẩn xâm nhập và gây nên mụn. Vì vậy, hãy tẩy trang và rửa mặt thật kỹ mỗi ngày bằng sản phẩm dành riêng cho da mụn, da nhạy cảm để đảm bảo cặn trang điểm và dầu nhờn không còn lưu lại trên da.
Đắp mặt nạ phù hợp với da mụn
Mặt nạ giúp cung cấp nước cho da và lấy sạch vi khuẩn, bã nhờn từ lỗ chân lông. Đắp mặt nạ 2 lần/tuần giúp làm dịu vết mụn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Thoa kem chống nắng
Các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời rất có hại cho làn da, đặc biệt là da có mụn bọc thường rất yếu và nhạy cảm. Vì vậy, hãy thoa kem chống nắng SPF30 mỗi ngày.
Lưu ý nên chọn loại kem chống nắng dành riêng cho da mụn hoặc không chứa dầu để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
Mụn bọc khó chữa trị trong một sớm một chiều. Nếu sau một thời gian sử dụng các cách xử lý mụn bọc tại nhà mà tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến khám bác sĩ để trị liệu bằng các phương pháp mạnh hơn như điều trị bằng laser, dùng liệu pháp ánh sáng xanh, tiêm thuốc,…
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!