Cách tính 3 tháng 10 ngày cho trẻ không phải là lấy 3 tháng rồi cộng thêm 10 ngày. Phép tính đúng phải là ngày trẻ tròn 100 ngày tuổi kể từ lúc được sinh ra. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu phong tục 3 tháng 10 ngày và những việc cần làm.
Tính 3 tháng 10 ngày là gì?
Từ lâu trong quan niệm phong tục truyền thống của Việt Nam, trẻ sau khi ra đời sẽ trải qua một giai đoạn phát triển đầu tiên rất quan trọng. Giai đoạn đó được gọi là 3 tháng 10 ngày. Đây được xem là một cột mốc phổ biến, được áp dụng nhiều trong đời sống văn hoá của người Á Đông. Bởi những quan niệm về âm dương, ngũ hành, phong thủy đã được truyền từ đời này sang đời khác và sẽ còn tiếp nối trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người lại tính 3 tháng 10 ngày sai vì không biết cách tính.
Khi đạt tới cột mốc này, người trong gia đình sẽ thực hiện một số nghi thức lễ cúng và các thủ thuật dân gian để mong cho bé dễ nuôi, chóng lớn. Trong quá trình lớn lên bé không bị sốt khi mọc răng, không bị đi tước…
Tính 3 tháng 10 ngày là gì?
Cách tính 3 tháng 10 ngày cho trẻ như thế nào là chính xác nhất?
Trước tiên cần khẳng định rằng, việc tính đúng và ghi nhớ cột mốc này là yếu tố không thể bỏ qua. Việc thực hiện các nghi thức tâm linh quan trọng không được sai ngày. Dù là một phong tục phổ biến, nhưng khá nhiều người không biết cách tính 3 tháng 10 ngày cho trẻ.
Khi nghe đến cụm từ “3 tháng 10 ngày”, người ta sẽ lấy ngay 3 tháng cộng thêm 10 ngày cho tròn. Ví dụ nếu trẻ sinh ngày 10/04 âm lịch thì “3 tháng 10 ngày” sẽ rơi vào ngày 20/07 âm lịch. Thực tế mà nói đây là cách tính sai!
Phép tính đúng phải là ngày trẻ tròn 100 ngày tuổi kể từ lúc được sinh ra. Nếu trẻ sinh vào ngày 10/04 âm lịch thì cột mốc “3 tháng 10 ngày” phải rơi đúng vào ngày 19/07 âm lịch nếu các tháng ở thời điểm đó là tháng đủ. Trường hợp nếu có tháng nào thiếu thì cứ vậy cộng thêm ngày vào, sao cho vừa đủ 100 ngày là được.
Cách tính 3 tháng 10 ngày cho trẻ như thế nào là chính xác nhất?
Những việc cần làm khi đủ 3 tháng 10 ngày
Không vô cớ khi có rất nhiều người quan tâm đến cách tính 3 tháng 10 ngày. Khi đã tính ra được ngày thứ 100, việc cần làm tiếp theo là thực hiện các nghi thức cúng cần thiết. Tại đây, các gia đình sẽ tiến hành cúng Mụ cho trẻ. Nghi thức lễ cúng cũng tương tự như mâm lễ đầy tháng hoặc thôi nôi. Việc này được thực hiện với tất cả sự trang nghiêm, thành kính.
Theo kinh nghiệm dân gian:
Trẻ thường được rơ lợi (nướu răng) bằng lá hẹ để trẻ không sốt và quấy khóc khi bắt đầu mọc răng. Cũng có thể thay lá hẹ bằng nước giá đỗ.
Có khá nhiều ý kiến trái chiều, phản đối phong tục 3 tháng 10 ngày này. Tuy nhiên vì nó hoàn toàn không gây hại cho trẻ nên vẫn được áp dụng đến hiện nay. Phương pháp này vẫn được nhiều gia đình áp dụng khi trẻ vừa tròn 100 ngày tuổi.
Bôi lá hẹ vào lợi giúp mọc răng không sốt
Xét về mặt khoa học, lá lẹ là cây có tính kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng tốt được dùng trong các trường hợp bị viêm lợi, khi bị đau do mọc răng, sốt… Theo khảo sát có đến trên 80% các bà mẹ đều cùng quan điểm bôi lá hẹ vào lợi giúp bé mọc răng không bị sốt, và đa số đều có được kết quả như mong muốn.
Vì vậy khi đủ 3 tháng 10 ngày, trẻ thường được bôi lá hẹ để giúp mọc răng không sốt. Các bước thực hiện sau đây:
- Lá hẹ cần được rửa sạch, ngâm nước muối, diệt khuẩn.
- Bé trai: 7 cọng lá hẹ; Bé gái mẹ lấy 9 cọng lá hẹ.
- Đem lá hẹ cắt nhỏ, giã nát với một ít nước và hạt muối.
- Cho vào chén hấp chín, lấy ra để nguội bớt.
- Dùng khăn xô sạch hoặc gạc hay dùng rơ lưỡi chấm phần lá hẹ đã hấp rơ trực tiếp vào lợi bé. Nên rơ hết cả phần trên và phần lợi dưới.
Ngoài lá hẹ ra, mẹ có thể áp dụng với giá đỗ sạch. Cách thực hiện: đem ép nước rồi lấy phần nước đó rơ lợi cho con tương tự như lá hẹ. Việc này sẽ giúp bé mọc răng không sốt, không quấy. Thậm chí có trường hợp áp dụng phong tục này, con mọc răng lúc nào mẹ không hay biết.
Bôi lá hẹ vào lợi giúp mọc răng không sốt
Cúng Mụ 3 tháng 10 ngày cho bé
Ngoài việc rơ lưỡi cho bé, vào thời điểm 3 tháng 10 ngày người ta còn tiến hành cúng Mụ cho bé. Với mong muốn em bé lớn lên khỏe mạnh, bình an, may mắn và hạnh phúc. Lễ cúng Mụ 3 tháng 10 ngày sẽ có sự khác biệt nhỏ tùy thuộc vào từng địa phương.
Về mặt cơ bản gồm có đầy đủ những lễ vật sau đây:
- Phần lễ mặn: Xôi, thịt lợn quay hoặc có thể thay thế bằng gà, vịt luộc cả con, rượu trắng.
- Chuẩn bị hương thắp, hoa tươi, ngũ quả theo yêu cầu, trầu cau, bánh kẹo các loại.
- Đồ vàng mã, phẩm oản, động vật gồm cua, tôm ốc.
- Những lễ vật sẽ sắp ra mâm hoặc bày biện đẹp mắt và cân đối.
Cúng Mụ 3 tháng 10 ngày cho bé
Việc cúng này được bắt đầu bằng thắp hương, cầu khẩn bởi những người có vai vế lớn nhất trong nhà. Những người đó phải có uy tín, danh vọng hay những thầy chuyên cúng Mụ 3 tháng 10 ngày.
Tổng kết
Cách tính 3 tháng 10 ngày cho trẻ là tính sao cho đủ 100 ngày từ lúc sinh ra. Đến cột mốc này bé thì được thực hiện các nghi thức rơ lưỡi và cúng Mụ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!