Tania, một người mẹ trẻ đã chia sẻ cậu chuyện cho con bú lần đầu của mình:
“Trong vài giây đầu tiên khi con bám vào bầu ngực, tôi bất giác cảm thấy dòng sữa chảy ra cuốn theo nỗi lo lắng, buồn bã tồi tệ len lỏi sâu vào tâm trí. Cảm giác ấy dù chỉ tồn tại trong phút chốc, nhưng lúc đó tôi đã muốn mình chết ngay đi, thứ cảm xúc đáng sợ mãnh liệt đến nỗi tôi tưởng như đã muốn giết chết con mình.”
Bạn có thể nghĩ rằng Tania bị trầm cảm sau sinh nhưng không, tình trạng của Tania được gọi là D-MER (Dysphoric milk ejection reflex), một sự bất thường của cơ chế giải phóng sữa ở phụ nữ khi cho con bú lần đầu. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với chứng trầm cảm sau sinh.
D-MER là gì?
Theo D-MER.org, “Dysphoric Milk Ejection Reflex là một tình trạng ảnh hưởng đến những phụ nữ đang cho con bú lần đầu được xác định chủ yếu bởi chứng loạn dưỡng xảy ra ngay trước khi thả sữa và tiếp tục không quá vài phút.”
Nói cách khác, người mẹ trải qua những cảm xúc tiêu cực cấp tính (như rối loạn) ngay trước khi phản xạ “Sữa xuống” (thời điểm sữa được “vận chuyển” từ vú mẹ ra ngoài” xảy ra trong quá trình cho con bú.
Tình trạng này chỉ mới được phát hiện vài năm trước, với thuật ngữ do một nhóm các chuyên gia về chu kỳ sữa ở Hoa Kỳ tạo ra, những người không thể hiểu được lý do tại sao một số phụ nữ cho con bú lần đầu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi tâm trạng không giải thích rõ ràng.
Có 3 trạng thái của D-MER:
- Chán nản
- Lo lắng
- Kích động
Những gì người mẹ trải qua phụ thuộc vào việc sự rối loạn rơi vào phần nào của sự phân tán cảm xúc. Từ đó, người mẹ có thể cảm thấy nhớ nhà hoặc thậm chí là phẫn nộ cùng cực.
Tình trạng này cũng có 3 cấp độ khác nhau: nhẹ, trung bình và nặng. Cấp độ này của một người mẹ mắc phải D-MER phụ thuộc vào những tiêu chí như số lần sữa được vận chuyển xuống khi đang cho con bú và thời gian cần cho D-MER để tự điều chỉnh.
Dù vẫn chưa giải thích được lý do tại sao người mẹ lại trải qua tình trạng D-MER nhưng các chuyên gia ở thời điểm này cho rằng D-MER có liên quan đến hóc-môn Dopamine, nội tiết tố đóng vai trò tạo ra niềm vui, sự hài lòng bên trong người phụ nữ (đọc thêm dưới đây).
Phản xạ “Sữa xuống”
Động tác hút sữa của em bé kích thích mút thần kinh ở núm vú => Phản xạ thần kinh vùng dưới đồi được truyền tới tuyến yên thông qua vùng dưới đồi. => Hoóc-môn Oxytocin ở sau tuyến yên kết nối với các cơ ở túi phổi để đưa sữa ra ngoài => Hoóc môn Prolactin ở trước tuyến yên kích thích bài tiết sữa mẹ
Điều gì xảy ra trong suốt phản xạ “Sữa xuống”?
Các chuyên gia tin rằng điều kiện sinh lý (không phải tâm lý, như chứng trầm cảm sau khi sinh) của D-MER liên quan đến sự giảm nhanh và đột ngột thay vì giảm dần của Dopamine ngay trước khi sữa mẹ được đưa ra ngoài. Ngay khi mức Dopamine tự điều chỉnh được thì chứng rối loạn cũng biến mất dần.
Dopamine là hoóc-môn tạo ra cảm giác tích cực giống như Edorphin trong não bộ. Việc giảm nhanh chóc hoóc-môn này sẽ dẫn đến những cảm xúc cực đoan, nỗi buồn vì vậy khi đang trong giai đoạn cho con bú thì người mẹ càng có nguy cơ cao mắc phải D-MER. Tuy qnhiên các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục tiến hành tìm ra cơ chế cụ thể của D-MER.
Hiệp Hội Nuôi con bằng sữa mẹ tại Úc đã liệt kê một loạt các từ ngữ khác nhau mà những người phụ nữ trải qua D-MER dung để mô tả về tình trạng của họ:
- Cảm giác trống rỗng
- Lo lắng
- Buồn bã
- Sự tự vấn nội tâm
- Căng thẳng
- Buồn phiền về cảm xúc
- Sợ hãi
- Cáu gắt
- Vô vọng
- Bồn chồn không yên
Kiểm soát D-MER
Theo D-MER.org, việc kiểm soát tình trạng này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà mỗi người mẹ trải qua.
Mức độ nhẹ
Người mẹ ở giai đoạn này thường dễ kiểm soát các triệu chứng bởi họ biết chính xác vẫn đề mà mình đang phải giải quyết là gì. Nói cách khác, việc đưa ra những giải thích và định hướng chi tiết về tình trạng này ở giai đoạn đầu sẽ giúp các bà mẹ rất nhiều.
Mức độ trung bình
Việc định hướng ở giai đoạn này cũng rất hiệu quả, tuy nhiên nếu vẫn chưa thể kiểm soát được, người mẹ được khuyến khích là nên theo dõi cẩn thận để hiểu rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng (ví dụ như do căng thẳng, thiếu ngủ, sử dụng cafein) và giải pháp nào sẽ giúp dịu bớt tình trạng D-MER (ví dụ như nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước, tập thể dục..)
Mức độ nặng
Phụ nữ trải qua tình trạng D-MER ở mức độ nghiêm trọng cần phải tìm đến các tư vấn và chữa trị chuyên khoa mà không được chậm trễ. Thông thường, các phương pháp chữa trị bao gồm uống thuốc giúp làm tăng lượng hoóc-môn Dopamine. Tuy nhiên một số phương pháp tự nhiên như là tự ăn nhau thai (thông qua gói đóng nhau thai), uống vitamin B, hoặc chất bổ sung rhodiola (hay còn gọi là cây rễ vàng, một loại thảo mộc giúp tăng cường hệ thống thần kinh, chống trầm cảm) cũng được cho là hiệu quả.
Người mắc D-MER phải luôn tìm kiếm lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia uy tín trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào dù là dùng thuốc theo toa hay phương pháp tự nhiên.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ D-MER
- Mắc D-MER không có nghĩa là người mẹ sẽ chán ghét việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thực tế, phụ nữ trải qua tình trạng này hầu hết đều không có vấn đề với việc cho con bú sữa ngoại trừ một vài giây/ phút khi xảy ra trạng thái rối loạn.
- Các cảm xúc trong tình trạng D-MER của người mẹ thường xảy đến trước quá trình “Sữa xuống” và chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút.
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của D-MER mà người mẹ sẽ trải qua các cảm xúc tiêu cực trong suốt giai đoạn đầu khi “Sữa xuống” hoặc các giai đoạn sau đó.
- D-MER không có liên hệ với những tiếp xúc ở núm vú hay nói cách khác người mẹ thấy khó chịu không phải là do cảm giác khi núm bị kéo lúc cho con bú.Chúng tôi muốn nghe từ bạn! Chia sẻ suy nghĩ và nhận xét của bạn với chúng tôi trong phần bình luận dưới đây. Thích trang của chúng tôi trên Facebook và theo dõi chúng tôi trên Google+ để cập nhật thông tin mới nhất từ !
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!