X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cách phân chia việc nhà ngày Tết giữa các thành viên trong gia đình

Mất 8 phút để đọc
Cách phân chia việc nhà ngày Tết giữa các thành viên trong gia đìnhCách phân chia việc nhà ngày Tết giữa các thành viên trong gia đình

Làm thế nào để phân chia công việc nhà? Nguyên tắc cốt lõi của việc phân công là sự bình đẳng, mỗi người một việc phù hợp theo sức và khả năng của mỗi thành viên. Ngoài ra, vào những dịp cùng nhau dọn dẹp, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được "những công việc không tên" mà hàng ngày người mẹ, người vợ phải đảm nhiệm, từ đó cả nhà sẽ cảm thông và yêu thương nhau nhiều hơn.

Làm thế nào để phân chia công việc nhà?  Tết là dịp để dọn dẹp nhà cửa, tống tiễn những điều xui xẻo không may của năm cũ đi để đón một cái Tết thật nhiều may mắn vào nhà. Việc phân chia việc nhà cũng là điều quan trọng, nó không chỉ giúp việc dọn dẹp diễn ra nhanh hơn mà còn là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình. Điều đầu tiên cần làm chính là lập kế hoạch don dẹp, sau đó phân công cụ thể rồi bắt tay vào làm.

  • Tại sao cần phải phân công việc nhà ngày Tết?
  • Hãy động viên những người đàn ông trong gia đình làm việc nhà
  • Cách phân chia việc nhà ngày Tết
  • Tổng kết

Phân công công việc nhà không chỉ đơn thuần để nhà cửa sạch sẽ đón Tết mà còn nói lên được tính tổ chức, nề nếp trong gia đình. Từ việc nhà bố mẹ có thể dạy các con nhiều kĩ năng như: Siêng năng, sạch sẽ, kiên nhẫn, kiên trì, tự giác,…Nguyên tắc cốt lõi của việc phân công là sự bình đẳng, mỗi người một việc phù hợp theo sức và khả năng của mỗi thành viên. Ngoài ra, vào những dịp cùng nhau dọn dẹp, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được “những công việc không tên” mà hàng ngày người mẹ, người vợ phải đảm nhiệm, từ đó cả nhà sẽ cảm thông và yêu thương nhau nhiều hơn. Bài viết sau sẽ mách bạn cách phân chia công việc gia đình giúp duy trì tình cảm trong gia đình các bạn nhé!

Bạn có thể chưa biết:

Mẹo hay giúp bạn không “đầu bù tóc rối” khi vừa làm việc tại nhà vừa chăm con nhỏ mùa dịch COVID-19

5 cách để chồng siêng làm việc nhà ngày Tết chị em nên áp dụng ngay

Tại sao cần phải phân công việc nhà ngày Tết?

Vì sao phải phân công việc nhà trong gia đình? Việc nhà không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ! Nó phức tạp và khó khăn hơn nhiều vào những ngày Tết. Những công việc tưởng chừng rất dễ dàng khi tách rời như: quét nhà, lau nhà, rửa bát, nấu cơm, phơi quần áo, lau bàn thờ… Nhưng khi phải làm cùng lúc, liên tục từ việc này đến việc kia thì chẳng khác gì một cực hình. Với ngần ấy công việc, làm sao một người phụ nữ có thể làm hết được. Chính vì vậy, trong những ngày Tết đến xuân về việc dọn dẹp nhà cửa cần phải chia đều cho các thành viên trong gia đình để giải quyết nhanh chóng.

Không chỉ thế, san sẻ việc nhà cho nhau cũng là cách giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, các thành viên có cơ hội gần nhau hơn. Trong một gia đình mà chỉ có một người tất bật với công việc nội trợ còn những thành viên khách thì thoải mái ngồi xem tivi thì chắc chắn những cuộc xung đột sẽ xảy ra.

cach-phan-chia-viec-nha

Tại sao cần phải phân công việc nhà ngày Tết?

Ngược lại, khi các ông chồng, những người con chủ động chia sẻ gánh nặng việc nhà với vợ, mẹ thì gia đình sẽ bớt đi những xung đột, cãi vã. Cuộc sống gia đình nhờ vậy mà đằm ấm và viên mãn, gắn kết hơn.

Việc các em nhỏ phụ bố mẹ làm việc nhà cũng là cách rèn luyện cho bé tính tự lập, không trông cậy vào người khác làm hết mọi việc cho mình.

Hãy động viên những người đàn ông trong gia đình làm việc nhà

Sự phân chia công việc nhà: Chẳng ai không thích những lời nói “ngọt ngào” cả! Vì vậy hãy động viên những người đàn ông trong gia đình làm việc nhà bằng những lời đường mật bạn nhé. Hãy tận dụng “điểm yếu” này của đàn ông để giúp mình nhẹ gánh việc nhà. Những lời nói ngọt ngào, nhỏ nhẹ và thái độ tích cực, vui vẻ sẽ giúp anh chồng làm việc nhà cùng bạn.

Thay vì ra lệnh, quát mắng, mặt mũi cau có thì các chị em hãy nhỏ nhẹ:

“Mẹ dọn dẹp nhà bếp xong hết rồi, bố dọn giúp mẹ phòng khách và phòng ngủ để gia đình mình đón Tết thật vui nhé!”.

Cách phân chia việc nhà ngày Tết

1. Lập danh sách các việc nhà cần làm

Việc đầu tiên để cả gia đình làm việc hiệu quả chính là lên danh sách các việc cần làm. Các công việc như: rửa chén bát, lau dọn tủ đồ, giặt giũ chăn mền, rèm cửa, quét mạng nhện trong nhà, hút bụi, đổ rác, chà rửa toilet…

Tiếp theo hãy quyết định tần suất thực hiện những công việc này. Xem xét những công việc này nên làm cùng một lúc hay phải phân ra từng giai đoạn. Ví dụ nên dọn dẹp đồ cũ trước sau đó hãy lau nhà, hút bụi.

Việc lập danh sách việc nhà cần làm trước Tết tưởng chừng đơn giản nhưng lại cực kì quan trọng. Có danh sách công việc, từng thành viên sẽ biết mình cần làm gì và không đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Đồng thời nó cũng giúp bạn không bỏ sót bất kì công việc nào trong nhà.

cach-phan-chia-viec-nha

Lập danh sách các việc nhà cần làm

2. Cách phân chia việc nhà: Để các thành viên lựa công việc mình muốn làm

Cách phân công việc nhà: Việc quan trọng tiếp theo là để các thành viên lựa chọn công việc mà họ muốn làm. Tuỳ vào sở thích, sở trường mà mỗi người sẽ phù hợp với công việc khác nhau. Điều này giúp cho mọi người cảm thấy bớt áp lực hay chán nản khi làm việc.

Nếu mẹ không thích hợp làm những công việc nặng nhọc, khuân vác thì hãy để việc này cho chồng. Nếu người chồng không giỏi bếp núc thì không thể phụ trách công việc nấu ăn. Thay vào đó có thể phụ giúp vợ rửa chén hoặc chơi với con.

Ngoài ra, từng thành viên có thể linh động thay đổi công việc của mình để tránh sự chán nản.

cach-phan-chia-viec-nha

Cách phân chia việc nhà ngày Tết

Bạn có thể chưa biết:

8 việc nhà cần tránh khi mang thai để mẹ và thai nhi khoẻ mạnh

Chia sẻ việc nhà với vợ là điều chồng nên làm để giữ lửa gia đình

3. Phân công công việc cụ thể

Để đảm bảo các công việc hoàn thành trước Tết, chúng ta cần lập bảng phân công ghi rõ giờ và công việc thực hiện. Dán bảng này ở cửa tủ lạnh để mọi người đều có thể nhìn thấy, sau khi làm xong hãy đánh dấu để biết.

Điều đáng chú ý ở đây là hãy đảm bảo sự công bằng giữa những thành viên. Không nhất thiết ai cũng đồng đều, tuy nhiên cũng đừng dồn quá nhiều việc cho một người dẫn đến quá tải.

4. Hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình

Những lỗi lầm, sai phạm không thể nào tránh khỏi trong quá trình chuẩn bị đón tết, đặc biệt với những ông chồng chưa làm việc nhà bao giờ. Vì thế nếu ai đó có lỡ làm bể cái chén, làm rách cái màn thì cùng đừng vội trách mắng nhé. Hãy từ từ nhắc nhở và góp ý nhẹ nhàng để lần sau họ có cơ hội làm tốt hơn và đỡ sợ công việc đó hơn. Đích đến cuối cùng cho việc dọn dẹp là cả nhà cùng chung vui ngày Tết phải không!

Bạn cũng không nên đặt kì vọng quá cao như cửa kính sạch bóng, nền nhà không còn một hạt bụi…Vì những điều này là những điều không thể. Chính sự kì vọng sẽ gây áp lực nên những thành viên trong nhà làm họ không còn hào hứng khi làm việc nhà nữa. Vậy nên, để mọi người thoải mái, sao đảm bảo 2 tiêu chí sạch sẽ và gọn gàng là được. Chỉ cần như vậy thôi là cả nhà đã có một cái Tết thật vui rồi.

Cách phân chia việc nhà ngày Tết giữa các thành viên trong gia đình

Hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình

Tổng kết

Cách phân chia việc nhà gồm có các bước cơ bản: lập danh sách việc cần làm, để các thành viên tự chọn công việc yêu thích, lập bảng phân công cụ thể và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. Bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội sáng tạo để việc nhà thêm thú vị. Hãy cùng con nấu một món ăn thật ngộ nghĩnh, mới lạ, bật nhạc xuân vui tươi lúc dọn nhà hoặc chơi trò chơi xem ai dọn dẹp nhà cửa nhanh hơn.

Xem thêm:

  • Kết hôn trước tuổi 30 – Tại sao không?
  • Cái kết đầy bất ngờ của cặp đôi quen nhau qua Facebook và kết hôn vội vã chỉ sau 18 ngày yêu
  • Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài – Những điều bạn cần biết

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

haunguyen

  • Home
  • /
  • Hôn nhân
  • /
  • Cách phân chia việc nhà ngày Tết giữa các thành viên trong gia đình
Chia sẻ:
  • Gợi ý 5 hộp đựng tiện dụng giúp mẹ phân chia thức ăn dặm cho bé thật sạch sẽ và dễ dàng

    Gợi ý 5 hộp đựng tiện dụng giúp mẹ phân chia thức ăn dặm cho bé thật sạch sẽ và dễ dàng

  • Cách phân biệt Covid-19 và cảm lạnh thông thường

    Cách phân biệt Covid-19 và cảm lạnh thông thường

app info
get app banner
  • Gợi ý 5 hộp đựng tiện dụng giúp mẹ phân chia thức ăn dặm cho bé thật sạch sẽ và dễ dàng

    Gợi ý 5 hộp đựng tiện dụng giúp mẹ phân chia thức ăn dặm cho bé thật sạch sẽ và dễ dàng

  • Cách phân biệt Covid-19 và cảm lạnh thông thường

    Cách phân biệt Covid-19 và cảm lạnh thông thường

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn