Cách giữ thai trong 3 tháng đầu nằm ở những quy tắc đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Mẹ bầu hãy cùng tham khảo 5 cách an thai “chuẩn” dưới đây.
Vì sao mẹ bầu cần thận trọng trong 3 tháng đầu?
Tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ (từ tháng thứ 1-3) là giai đoạn vô cùng quan trọng. Thời điểm này, các bộ phận cần thiết của cơ thể cũng như não bộ đang trong quá trình hình thành.
Đây cũng là giai đoạn tử cung của mẹ bầu dễ bị tác động bởi các chấn động bên ngoài hoặc chế độ dinh dưỡng, nếp sinh hoạt.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và tránh được nguy cơ động thai, dọa sảy thai, mẹ bầu cần có nắm vững các quy tắc chăm sóc thai kỳ 3 tháng đầu như hướng dẫn dưới đây của các chuyên gia sản khoa.
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu – Những nguyên tắc mẹ cần thuộc lòng
Bổ sung axit folic
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B, nó có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi.
Nếu bị thiếu axit folic, mẹ bầu có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, tiền sản giật, xuất huyết, suy dinh dưỡng bào thai, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân.
Khi cơ thể mẹ thiếu hụt axit folic sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ sau này.
Mẹ bầu cần:
- Bổ sung folic từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như các loại rau xanh đậm, các loại đậu, cam, quả bơ, gạo lứt, lòng đỏ trứng gà,…
- Dùng viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là mẹ bầu cần kiêng các thực phẩm gây co thắt tử cung
Khi dạ con bị kích thích co bóp quá mức có thể dẫn tới xảy thai tự nhiên rất nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy mẹ cần tránh các loại thức ăn sau:
- Ngải cứu
- Rau ngót
- Dứa gai (trái thơm)
- Rau chùm ngây
- Nhãn
- Rau răm
- Đu đủ xanh
- Rau sam
Nghỉ ngơi và kiêng cữ cần thiết
Mang thai 3 tháng đầu thường dễ bị ảnh hưởng bởi các chấn động trong sinh hoạt hàng ngày nên nếu có dấu hiệu như ra máu hồng, đau bụng dưới,… các mẹ cần nằm nghỉ thật nhiều để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế các hoạt động như sau:
- Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn mới mang thai đang mới hình thành nên dễ bị tác động bởi các hoạt động của mẹ.
- Tránh gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu lên não chậm.
- Tránh ngồi xổm, đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.
- Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Tránh đứng nghến chân lấy đồ vật trên cao.
Khám thai theo định kỳ
Việc thực hiện khám thai định kỳ trong 3 tháng đầu là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chị em cần đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm mục đích:
- Nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi hiện tại.
- Việc thăm khám định kỳ thai nhi đúng quy định còn để kịp thời phát hiện ra những bất thường của mẹ và bé.
- Kiểm tra thai nếu phát hiện ra bất thường bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, từ đó thai nhi tránh được những hậu quả đáng tiếc không mong muốn xảy ra trong tương lai.
Cẩn trọng với việc quan hệ tình dục 3 tháng đầu
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu tiên là hoàn toàn an toàn nếu sức khỏe thai kỳ của chị em ổn định và bạn cảm thấy hứng thú với chuyện “yêu”.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần thận trọng hoặc kiêng quan hệ hoàn toàn nếu gặp phải các tình trạng sau:
- Có tiền sử sẩy thai hoặc có nguy cơ sẩy thai
- Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân hoặc ra máu sau khi quan hệ
- Đau bụng hoặc bị chuột rút
- Cổ tử cung không vững chắc
- Mang song thai hoặc đa thai
- Có nhau thai thấp.
Với những thông tin hữu ích và khoa học trên đây, hy vọng mẹ bầu đã nắm rõ được những bí quyết giúp có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!