X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnh

Mất 6 phút để đọc
Mách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnhMách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnh

Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường được mọi người rỉ tai về uống củ gai tươi để an thai. Thực hư công dụng của loại củ này thế nào? Cách dùng củ gai tươi cho bà bầu đúng cách là thế nào?

Thông tin chung về củ gai

Cây gai (cây tầm ma) có tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud (Ủtica nivea L). Cây gai sống lâu năm, thường trồng để lấy lá hoặc lấy củ làm thuốc, cây có thể cao tới 1,5-2m. Củ gai có màu nâu, thon dài tương tự củ sắn, chiều dài khoảng 10 – 30cm với đường kính khoảng 2 – 4cm.
Cây gai được trồng lấy củ để làm thuốc hoặc chế biến thành trà để uống. Lá gai phơi khô dùng làm nguyên liệu bánh gai, thân dùng để dệt thành lưới hoặc dệt vải.

cach-dung-cu-gai-tuoi-cho-ba-bau

Lá cây gai

Phần củ gai thường được đào lên, đem rửa sạch đất, cắt lát phơi khô hoặc để nguyên để làm thuốc. Trong Đông Y rễ cây gai có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu. Đặc biệt củ gai được xem là vị cứu tinh cho các mẹ bầu bị động thai, dọa sảy, tụ dịch màng nuôi, bong tách nhau thai, có tác dụng an thai, hỗ trợ dưỡng thai.

Ngoài ra tác dụng của củ gai khi mang thai còn có hỗ trợ giảm tình trạng đau bụng dưới, sa dạ con, viêm tử cung, đát rắt, tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, trĩ, xích bạch đới.

Mách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnh

Cách dùng củ gai tươi cho bà bầu

Chính vì những tác dụng của củ gai khi mang thai mà loại củ này được rất nhiều chị em tin dùng. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng biết sơ chế và chuẩn bị đúng cách.

Củ gai chị em mua về đem rửa sạch cho hết đất, có thể dùng búi nhôm chà nhẹ bên ngoài vỏ, không nên gọt vỏ vì phần vỏ rất bổ. Sau khi rửa thì thái lát mỏng rồi phơi khô hoặc dùng để đun nấu trực tiếp.

Dùng củ gai để điều trị các trường hợp bệnh lý

Mẹ bầu bị động thai, tụ dịch màng nuôi, nhau bóc tách 1 phần nên sử dụng củ gai với cách dùng như sau:

  • Dùng 150 – 200g củ gai thái lát sắc nhỏ lửa cùng 1l nước trong khoảng 30 – 40 phút, gạn lấy nước uống khoảng 2 – 3 lần/ngày trong 3 ngày đầu
  • Từ ngày thứ 4 mỗi ngày dùng 100g củ gai, cách nấu tương tự, dùng nước uống thay nước uống liên tục trong 1 tuần tiếp theo
  • Phần củ sau khi đun nên ăn hết, không nên bỏ đi.

Mách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnh

Một số trường hợp dọa sảy hoặc bong nhau từ 30% trở nên ngoài uống nước củ gai còn có thể sơ chế sạch sau đó ăn sống hoặc xay ra rồi hòa với nước ấm để uống.

Trong trường hợp bị ra máu đỏ sẫm, chị em chia lượng dùng như trên nhưng có thể cho thêm vài ngọn ngải cứu hoặc tía tô.

Các mẹ làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF có thể đun củ gai lấy nước uống (liều lượng 100g/ngày) trước và sau khi chuyển phôi.

Mẹ có tiền sử sảy thai, lưu thai nên dùng củ gai ngay từ khi bắt đầu mang thai.

Dùng củ gai an thai cho bà bầu

Mẹ bầu có thể sắc củ gai làm nước uống hằng ngày, mỗi ngày 100g, ngày uống 2 lần. Để thay đổi chị em có thể hầm củ gai với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, dạ dày, tim lợn…, tuy nhiên đây đều là thực phẩm bổ dưỡng, nhiều chất nên chị em không nên ăn quá nhiều, chỉ cần 2 – 3 lần/tuần là đủ.

Mách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnh

Gà hầm thuốc bắc củ gai an thai cho mẹ bầu

Có rất nhiều cách chế biến củ gai, ngoài đun nước thì mẹ bầu có thể nướng hay luộc ăn đều được.

Cách bảo quản củ gai tươi đúng cách

Để bảo quản phần củ gai mua về chưa dùng đến cho những lần sử dụng sau, chị em hãy thực hiện những bước đơn giản sau:

  • Rửa sạch đất và bụi bẩn ở thân củ bằng nước sạch rồi thái lát
  • Để ráo nước, không phơi củ gai dưới ánh nắng trực tiếp
  • Bọc cẩn thận vào túi nilon/hộp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Không để cạnh thực phẩm sống, không bảo quản ở nhiệt độ thường

Lưu ý khi sử dụng củ gai            

Củ gai là lựa chọn hợp lý và lành tính cho các mẹ bầu, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết những lưu ý sau để sử dụng củ gai an toàn và hiệu quả:

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
  • Lựa chọn củ gai rõ nguồn gốc xuất xứ, hiện nay có nhiều cơ sở nhập củ gai Trung Quốc, củ gai kém chất lượng, đã hư hỏng nấm mốc. Do đó chị em nên chọn những nơi bán củ gai uy tín, lâu năm, có vườn thảo dược riêng và có chứng nhận của cơ sở có thẩm quyền
  • Củ gai chỉ phát huy công dụng khi đã được trồng lâu năm (3 – 5 năm). Những củ được thu hoạch từ cây mới trồng ít mang lại hiệu quả
  • Nước củ gai đun chưa uống hết có thể bảo quản trong tủ lạnh và cần hâm nóng lại trước khi uống
  • Để đạt được hiệu quả cao hơn khi sử dụng các mẹ có thể cho thêm một chút đỗ đen xanh lòng rang thơm
  • Mẹ bầu bị nghén có thể cho thêm 1 ít cam thảo hoặc đường phèn đun cùng củ gai để dễ uống hơn
  • Củ gai tươi không có tác dụng phụ nên có thể dùng khi đang sử dụng thuốc tân dược, thuốc tiêm…
  • Chị em không nên thần thánh hóa củ gai vì tác dụng của loại củ này cũng còn tùy vào cơ địa/thể trạng của từng người.

Mách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnh

Hãy tìm mua củ gai tại những cơ sở bán có lâu năm, có uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và em bé. Chúc các mẹ có 1 thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm

  • Bà bầu uống nước củ gai có tốt không, uống như thế nào để giúp mẹ an thai, phòng sảy thai hiệu quả?
  • Bầu ăn mít được không? Ăn mít có gây nóng người hay sảy thai không?
  • Có nên uống củ gai trước khi mang thai? Cách uống như thế nào?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Mách mẹ cách dùng củ gai tươi để có thai kỳ khỏe mạnh
Chia sẻ:
  • Bà bầu uống nước củ gai có tốt không, uống như thế nào để giúp mẹ an thai, phòng sảy thai hiệu quả?

    Bà bầu uống nước củ gai có tốt không, uống như thế nào để giúp mẹ an thai, phòng sảy thai hiệu quả?

  • Củ gai tươi có tác dụng gì cho bà bầu? Cách uống củ gai giúp mẹ dưỡng thai

    Củ gai tươi có tác dụng gì cho bà bầu? Cách uống củ gai giúp mẹ dưỡng thai

app info
get app banner
  • Bà bầu uống nước củ gai có tốt không, uống như thế nào để giúp mẹ an thai, phòng sảy thai hiệu quả?

    Bà bầu uống nước củ gai có tốt không, uống như thế nào để giúp mẹ an thai, phòng sảy thai hiệu quả?

  • Củ gai tươi có tác dụng gì cho bà bầu? Cách uống củ gai giúp mẹ dưỡng thai

    Củ gai tươi có tác dụng gì cho bà bầu? Cách uống củ gai giúp mẹ dưỡng thai

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn