X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Tất tần tật bí quyết dạy bé đi xe đạp vui vẻ, hiệu quả

Mất 6 phút để đọc
Tất tần tật bí quyết dạy bé đi xe đạp vui vẻ, hiệu quả

Cách dạy trẻ đi xe đạp nào cũng chỉ nên được thực hiện khi bé đã sẵn sàng. Đây là bí quyết để bố mẹ dạy bé đạp xe theo từng bước nhỏ, hiệu quả.

Chuẩn bị sẵn sàng để trẻ tập xe đạp

Khi nào bé sẵn sàng tập xe đạp?

Không có thời điểm chính xác để dạy bé đi xe đạp. Chỉ cần bé đã phát triển thể chất và tinh thần đủ để tập xe là được. Bố mẹ có thể đợi trẻ lớn, hoặc để trẻ đẩy xe đạp hai bánh bằng chân để bé quen cân bằng.

Tuy nhiên, yếu tố lớn nhất cần quan tâm là bé muốn tập đi xe đạp. Bố mẹ hãy đợi đến khi trẻ sẵn sàng, khoảng từ 5 tuổi trở lên, hoặc muộn hơn.

Chuẩn bị xe đạp phù hợp với con 

Xe đạp phù hợp với bé phải là loại xe mà bé có thể ngồi trên yên xe ở mức cao nhất mà vẫn có thể chống hai chân xuống đất. Không nên chọn xe quá lớn, vì bé sẽ không thể kiểm soát được xe.

Trẻ nên dễ dàng nắm tay cầm xe đạp mà không cần với về phía trước. Nếu xe có phanh tay, hãy chọn loại bé có thể với tới và bóp dễ dàng. cach-day-tre-di-xe-dap

Sau khi đã chọn được xe đạp phù hợp, bố mẹ nên gỡ hai bánh xe phụ. Sau đó gỡ bàn đạp và hạ thấp ghế ngồi để trẻ ngồi thẳng, uốn cong đầu gối, bàn chân phẳng trên mặt đất.

Bé sẽ học ngồi thoải mái và ổn định trước khi gắn bàn đạp vào để tập xe. Lốp xe cũng nên được bơm căng đúng áp suất khuyến nghị để xe trơn tru hơn.

Chọn mũ bảo hiểm cho con

Dưới đây là những mẹo để chọn mũ bảo hiểm phù hợp cho bé:

  • Mũ bảo hiểm phải nằm ngang giữa trán của trẻ, không quá 2,5 cm so với lông mày.
  • Điều chỉnh quai mũ bảo hiểm sao cho phần dây hình chữ V nằm dưới mỗi tai
  • Dây đeo cằm cần vừa khít sao cho bạn có thể để một hoặc hai ngón tay giữa dây đeo và cằm. Mũ bảo hiểm không nên lắc lư qua lại trên đầu.

Bé cũng có thể cần găng tay, bảo vệ khuỷu tay và ống chân, miếng đệm đầu gối và giày kín chân. Tốt nhất nên cho bé mang vớ hoặc quần dài để bàn đạp không đập vào mắt cá chân bé.

Đây là bộ môn rất tốt để tăng trí thông minh vận động cơ thể của bé, chỉ cần bố mẹ bảo vệ bé không bị chấn thương khi va đập.

Cách dạy trẻ đi xe đạp

Đi xe không có bàn đạp 

Khi không có bàn đạp, trẻ sẽ thực hành những bài tập sau:

Lướt và chạy xe 

Cho trẻ ngồi trên xe đạp không có bàn đạp, giữ tay lái và di chuyển xung quanh. Bé có thể thử hai cách:

  • Đi bộ trên mặt trăng: Bước từng bước dài, mỗi lần chỉ bước một chân
  • Nhảy lò cò: Đẩy xe bằng hai chân cùng một lúccach-day-tre-di-xe-dap

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ nhìn thẳng thay vì nhìn dưới chân. Bố mẹ có thể đứng trước trẻ và giơ ngón tay lên. Trẻ sẽ vừa di chuyển vừa hô to số ngón tay bố mẹ giơ.

Khi trẻ đã quen, bố mẹ có thể bày trẻ đẩy xe rồi nhấc chân lên khỏi xe. Bạn có thể tập thử trên xe mình để bé hình dung được cách làm. Bé sẽ cần ngồi yên trên yên xe để nhấc được hai chân lên.

Lái và rẽ xe 

Khi bé đã có thể lướt trên xe đạp, tiếp theo là bài tập lái và rẽ xe:

  •  Vượt chướng ngại vật: Bố mẹ có thể để những chướng ngại vật nhỏ trên đường để bé lái len lỏi qua chúng
  • Trò chơi đạp xe theo bố mẹ: Bạn có thể ngồi lên xe đạp của mình và lái chậm. Thỉnh thoảng ngoặt qua lại để bé đi theo. cach-day-tre-di-xe-dap

Đi xe có bàn đạp 

Làm quen với bàn đạp 

Bạn có thể đứng trước mặt trẻ, giữ vững xe để xe không đổ. Sau đó, bày trẻ nhìn về trước trước hoặc nhìn vào mũ bảo hiểm của bố mẹ đồng thời đặt chân lên bàn đạp. Nếu bé nhìn xuống chân, bé có thể xoay tay lái và mất cân bằng.  Tất tần tật bí quyết dạy bé đi xe đạp vui vẻ, hiệu quả

Làm quen với phanh

Bé cần cảm nhận được áp lực cần thiết để làm cho phanh hoạt động.

  • Nếu xe bé dùng phanh chân, bố mẹ có thể giữ xe đạp khi bé đang ngồi để bé thử đạp phanh cho đến khi không bị chao đảo.
  • Nếu xe phanh tay, bạn có thể cho cho bé đẩy xe bằng chân rồi dùng phanh để giảm tốc độ.

Dạy trẻ đạp xe

Cho trẻ ngồi trên yên xe, một chân đặt trên mặt đất, một chân trên bàn đạp ở vị trí 1 giờ hoặc 2 giờ. Sau đó, bé ấn mạnh bàn đạp xuống để tạo áp lực tiến về phía trước. Tất tần tật bí quyết dạy bé đi xe đạp vui vẻ, hiệu quả

Một cách khác để bé đạp xe là một chân đặt trên bàn đạp ở vị trí 6 giờ, dùng chân kia đẩy xe. Sau đó đặt chân còn lại lên bàn đạp. Hoặc bé có thể đẩy xe bằng cả hai chân rồi mới đặt lên bàn đạp.

Bố mẹ không nên giữ xe đạp khi trẻ bắt đầu đạp để trẻ được tự cân bằng. Bạn có thể giữ xe giúp trẻ một đoạn ngắn. Nhưng nếu bố mẹ phải giữ đoạn đường quá dài, có lẽ bé chưa sẵn sàng tập bước này.

Lái xe và quay xe 

Cũng giống như tập xe không bàn đạp, bạn có thể đặt những chướng ngại vật để bé lái len lỏi giữa chúng. cach-day-tre-di-xe-dap

Trên đây là cách dạy trẻ đi xe đạp rất hiệu quả. Đây là môn thể thao thú vị, giúp bé khỏe, nhanh nhẹn. Tập đúng cách sẽ giúp bé không sợ hãi, mà vui vẻ vượt qua từng thử thách để có thể đạp xe đi chơi khắp nơi.

Xem thêm:

  • Trẻ bị tăng động có nguy hiểm không?
  • 10 hoạt động khoa học vui với đá cho bé!
  • Hoạt động ngoại khóa cho trẻ – tham vọng của cha mẹ hơn là của con?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Quỳnh Hoa

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Tất tần tật bí quyết dạy bé đi xe đạp vui vẻ, hiệu quả
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it