Cách cho bé bú mẹ thế nào là đúng nhất? Hãy cho bé bú bất cứ khi nào có thể và đừng bỏ qua dòng sữa non quý giá… Mẹ cùng đọc thêm những nội dung bên dưới để có thêm kiến thức cho hành trình nuôi con nhé:
- Cách cho bé bú mẹ ngay sau khi sinh
- Cho con bú trong tuần đầu tiên
- Cho bé bú thế nào trong 3 tháng tiếp theo
- Những sự thật thú vị về nuôi con bằng sữa mẹ
- Lời khuyên cho mẹ
Cách cho bé bú mẹ ngay ngày đầu tiên trong viện
Nghe có vẻ khó tin, nhưng ngay trong quá trình mang thai, bầu ngực của mẹ đã luôn sẵn sàng cho em bé. Những tế bào sản xuất sữa được kích thích và nhanh chóng phát triển, chuẩn bị cho nhiệm vụ trọng đại trước mắt. Quầng vú của mẹ sẽ lớn dần, tối màu dần để tương thích với thị giác của trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối cùng, ngực mẹ cũng bắt đầu tiết ra sữa non. Đây là một loại sữa cực kỳ thần kỳ, màu vàng đậm, một loại vắc xin tự nhiên vô cùng tốt cho trẻ. Trong sữa non có đầy đủ các kháng thể, chất dinh dưỡng đủ cung cấp cho một đứa bé mới ra đời.
Trẻ sơ sinh nên được cho bú mẹ ngay sau khi sinh (Nguồn ảnh: vnexpress)
Ngay khi bé chào đời, hầu hết các bệnh viện đều cử người đưa bé đến bên mẹ trong một tiếng đồng hồ đầu tiên và thực hiện phương pháp Skin-to-skin (da kề da). Hiện tại ở Việt Nam, trước khi sinh, nếu mẹ cần thực hiện quá trình da tiếp da thì nên có sự trao đổi kĩ lưỡng với ca đỡ đẻ và bác sĩ.
Đó là cả một sự gắn kết, giúp con nhận biết mẹ, “bện” hơi và bắt đầu quá trình bú sau này một cách thuận lợi. Mẹ cố gắng nghiêng người, kê ngực vào miệng bé để thuận lợi cho động tác bú. Đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ nếu có khó khăn.
Mẹ có thể quan tâm:
Cho con bú khi mẹ đang bị cúm có ảnh hưởng đến con hay không?
Cách cho bé bú mẹ trong tuần đầu tiên sau khi chào đời
Rời viện, bé nên tiếp tục được bú mẹ liên tục cho đến khi hết sữa non. Đây cũng là thời điểm mà sữa non trong ngực mẹ cạn dần, thay thế bằng sữa mẹ “truyền thống”. Sữa này có màu trắng thay vì màu vàng của sữa non.
Nguyên tắc cho bé bú trong giai đoạn này là hướng ngực về phía miệng bé, để núm vú vào trong miệng nhưng không quá sâu. Hãy để ý cảm giác và cử chỉ của con khi nhét núm vào miệng. Điều quan trọng nhất là con ngậm đúng khớp vú và ngậm trọn quầng vú mẹ.
Cho con bú là cách tăng cường miễn dịch cho bé (Nguồn ảnh: vnexpress)
Một nỗi sợ hãi bắt đầu xuất hiện với các bà mẹ trong thời kỳ này có tên là cương sữa. Thông thường, trẻ sơ sinh hay bú ti đến khi cạn kiệt và lăn ra ngủ. Nhưng có những trường hợp, bé bú ít, bé lười bú, thậm chí là bé không bú khiến bầu ngực của mẹ căng tức.
Lúc này, ống dẫn sữa sẽ bị tắc và nếu không có biện pháp khắc phục, sẽ dẫn đến hiện tượng viêm tuyến vú. Tuyệt đối nên nhớ, dù con có bú hay không thì các bà mẹ vẫn phải đưa ngực cho con để hình thành phản xạ. Dù bú ít hay nhiều, chất dinh dưỡng được con hấp thu qua sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh.
Nếu có khó khăn trong cách cho bé bú mẹ, hãy hỏi bác sỹ và những người có kinh nghiệm.
Cách cho bé bú mẹ trong 3 tháng tiếp theo
Khi bé đã được một tháng tuổi, hầu hết các bà mẹ đều đã khá quen thuộc với động tác cho con bú rồi, phải không nào?
Một lời khuyên của tác giả bài viết, hãy cho con bú nhiều nhất có thể và dài nhất có thể. Nửa năm, một năm, thậm chí là một năm rưỡi, không bao giờ thừa. Sữa mẹ luôn tốt cho trẻ nhỏ, trừ khi mẹ ăn cái gì bậy bạ thôi.
Trong 3 tháng đầu tiên, hầu như bé sẽ chỉ bú sữa mẹ và ngủ. Trong thời gian này, bắt đầu có những lúc bé chơi đùa, mở mắt và nhìn xung quanh.
Nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ lâu nhất có thể (Nguồn ảnh: vnexpress)
Mẹ có thể quan tâm:
Cho con bú nằm – Nên hay không nên và một số lưu ý cho mẹ
Một số điều thú vị ít người nhận ra
- Sữa mẹ có thể tự điều tiết khi con bị ốm
Có nghĩa là gì? Nghe có vẻ lạ nhưng khi bé bú, sữa mẹ có thể điều tiết thành phần dinh dưỡng và miễn dịch, giúp con đối kháng với những điều nguy hại, ví dụ bị ốm chẳng hạn.
Sữa mẹ chứa endorphin, giúp giảm đau trong cơ thể con.
- Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đơn thuần là cung cấp thức ăn
Đó còn là sự gắn kết, phát triển tâm lý và cảm xúc khi hai linh hồn kết hợp với nhau. Mẹ và bé luôn có một sợi dây linh cảm vô hình, rất khó nhận biết nhưng luôn luôn tồn tại.
- Không cần thiết phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ
Bởi sữa mẹ đã là quá đủ cho con trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của cuộc đời. Sữa mẹ chứa vitamin, khoáng chất, chất béo, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
- Không cần thiết phải cho trẻ uống nước lọc sau khi đã bú sữa mẹ.
Hoặc nếu muốn con bỏ bú sữa mẹ thì có thể thử?
Trong giai đoạn này, một số bà mẹ đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị đi làm lại sau sinh. Lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc trẻ em là hãy thử vắt sữa mẹ ra, để trong tủ cấp đông hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mỗi lần đến bữa của con, người pha sữa hãy rã đông, hâm nóng lên và cho con bú.
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh (Nguồn ảnh: vnexpress)
Lời khuyên cho mẹ đang cho con bú
Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đưa ra cho các mẹ đang nuôi con nhỏ những lời khuyên hữu ích dưới đây:
- Tâm trạng vui vẻ, thoải mái là điều kiện cần thiết để duy trì nguồn sữa cho bé
- Khi cho con bú, hãy chọn tư thế cả mẹ và bé đều thấy thoải mái nhất
- Chú ý đến việc chăm sóc đầu ti để không bị tổn thương
- Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phong phú, đa dạng và bổ sung thêm nước để có sữa cho bé bú; lưu ý tránh 1 số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa hoặc làm mất sữa
- Không nên vận động quá sức sau sinh
- Không tự ý dùng thuốc trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, luôn luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!