X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Các vấn đề cơ bản về an toàn đồ chơi mà mỗi phụ huynh đều nên biết

Mất 8 phút để đọc
Các vấn đề cơ bản về an toàn đồ chơi mà mỗi phụ huynh đều nên biết

Những món đồ chơi dễ thương luôn là một thú vui bất tận với những nhóc tì của chúng ta, nhưng nếu đồ chơi của bé không phù hợp với lứa tuổi, chúng cũng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con. Đọc tiếp để tìm hiểu những điều cơ bản về an toàn đồ chơi mà mọi bậc cha mẹ nên biết.

Cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ giúp phát triển thể chất mà không gậy hại cho trẻ: Bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, chất liệu, kích cỡ…các loại đồ chơi dành cho bé. Để hiểu sâu hơn về các lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé, bố mẹ hãy tham khảo trong bài viết dưới đây:

  • Phụ huynh cần chú ý đến bất cứ món đồ chơi nào mà con tiếp xúc
  • Cân nhắc cẩn thận trước khi mua đồ chơi để đảm bảo an toàn cho con
  • Kiểm soát chặt chẽ khi con chơi với đồ chơi

Phụ huynh cần chú ý đến bất cứ món đồ chơi nào mà con tiếp xúc

Nếu bạn có con, bạn sẽ sở hữu ít nhất vài món đồ chơi – đây là điều hiển nhiên. Trên thực tế, bạn có thể có nhiều đồ chơi hơn nhu cầu bạn và bé cần; dù vậy đi nữa, mỗi khi bạn đi mua sắm, bạn có thể về nhà với một món đồ chơi khác cho con của bạn.

Bạn có thể chưa biết:

Mua quá nhiều đồ chơi cho con chính là hại con, cha mẹ có biết?

Đồ chơi điện tử sẽ làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ của bé

Mua đồ chơi gần như là một thói quen của các bậc làm cha mẹ chúng ta. Chúng ta hay mua đồ chơi đến độ ta chẳng mảy may suy nghĩ nhiều ngoài vài mối quan tâm như – Liệu con có thích nó? Liệu con đã có món này chưa? Liệu con sẽ học được gì trong khi chơi với nó?

Tuy nhiên, mua một món đồ chơi đòi hỏi sự lựa chọn có tư duy và đánh giá tích cực từ phía cha mẹ. Mặc dù đồ chơi mang lại nhiều khoảnh khắc vui vẻ cho những đứa trẻ nhỏ của chúng ta, chúng cũng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con, nếu không được lựa chọn cẩn thận.

Ngày nay xã hội càng ngày càng phát triển, mặt hàng đồ chơi cho bé đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng,…Nhiều cha mẹ tìm mua đồ chơi thông minh cho bé, có nhiều chức năng, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đồ chơi phù hợp với độ tuổi trẻ mới phát huy được khả năng phát triển não bộ. Không nên mua tất cả những gì con thích mà phải sàng lọc, đối với trẻ nhỏ đặc biệt không nên mua các loại nhỏ như đồng xu tránh trường hợp bé nuốt phải.

Những đứa trẻ khám phá thế giới của chúng bằng cách đưa mọi thứ vào miệng để cắn, ngậm. Nhưng những gì cha mẹ cần phải nhận thức được là trẻ em dưới ba tuổi không có phản xạ ho/sặc tốt. Điều này có nghĩa là trẻ có thể dễ dàng bị nghẽn họng/ hóc/ nghẹn vì những món đồ chơi nhỏ.

Do đó điều quan trọng là phụ huynh cần phải chú ý đến đồ chơi mà con cái của họ tiếp xúc. Không chỉ nên thận trọng trong khi mua một món đồ chơi, cha mẹ cũng nên luôn đảm bảo rằng đồ chơi của con phù hợp với lứa tuổi đó là cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ và trẻ em luôn được giám sát trong lúc chơi.

Vì vậy, lần tiếp theo bạn mua sắm đồ chơi cho con nhỏ của bạn, hãy nhớ đến hướng dẫn hữu ích này của chúng tôi để đảm bảo rằng món đồ chơi  vô hại không trở thành một mối nguy hiểm cho con bạn.

van-de-an-toan-do-choi-tre-em

Luôn đọc nhãn để kiểm tra độ tuổi thích hợp của đồ chơi.

Cân nhắc cẩn thận trước khi mua đồ chơi để đảm bảo an toàn cho con

Bạn có thể chưa biết:

Chia sẻ của Mẹ – 10 điều xem xét trước khi mua đồ chơi cho con

Làm thế nào để chọn đồ chơi cho bé đúng cách?

  1. Luôn đọc nhãn hướng dẫn: Phần lớn các nhà sản xuất đồ chơi, các hãng đồ chơi an toàn cho bé đều tuân theo các nguyên tắc nhất định và gắn nhãn hầu hết cho các đồ chơi vào độ tuổi thích hợp. Trong khi mua đồ chơi, hãy nhớ đọc nhãn trên bao bì. Không mua đồ chơi có biểu tượng cảnh báo tuổi trẻ em dưới ba tuổi, vì chúng được sản xuất chỉ để dành riêng cho trẻ em trên ba tuổi.
  2. Trẻ càng nhỏ, đồ chơi càng lớn: Đồ chơi phải đủ lớn để trẻ không thể nhét gọn vào miệng. Theo quy tắc chung, nếu đồ chơi dành cho trẻ dưới ba tuổi, ít nhất nó phải lớn hơn cuộn giấy vệ sinh, vì kích thước nhỏ hơn có thể gây nguy hiểm cho trẻ như làm trẻ nghẹt thở/ nghẹn/….
  3. Đảm bảo bề mặt mịn và an toàn: Khi lựa chọn mua đồ chơi cho trẻ, hãy kiểm tra kĩ xem đồ chơi có cạnh sắc, bề mặt nhọn hoặc gồ ghề có thể gây thương tích cho trẻ hay không.van-de-an-toan-do-choi-tre-em
  4. Kiểm tra các yếu tố độc hại: Luôn luôn đọc nhãn để đảm bảo rằng các vật liệu được sử dụng làm đồ chơi không độc hại. Đồ chơi phải được làm bằng vật liệu không độc hại như sơn không chì, đồ chơi an toàn cho bé.
  5. Nghiên cứu và kiểm tra việc thu hồi sản phẩm: Trước khi mua sắm đồ chơi mới cho trẻ em của bạn, hãy dành ít thời gian để nghiên cứu trực tuyến và đảm bảo rằng những gì bạn định mua không nằm trong danh sách đen hoặc bị buộc thu hồi trước đó.
  6. Hãy thận trọng với pin sạc: Tất cả các đồ chơi chạy bằng pin nên có những túi đựng pin được bảo vệ chặt chẽ để ngăn trẻ nhỏ mở nó dễ dàng. Pin và chất lỏng của pin gây ra những nguy cơ rất nghiêm trọng. Nuốt chúng có thể dẫn đến nghẹt thở, chảy máu bên trong, và bỏng hóa chất.
  7. Tránh đồ chơi có nam châm nhỏ: nam châm nhỏ khi nuốt, có thể hút nhau qua các thành ruột và dẫn đến tắc nghẽn, nhiễm trùng, ngộ độc máu hoặc thậm chí tử vong.

Đảm bảo vấn đề an toàn đồ chơi trẻ em không chỉ dừng ở việc cân nhắc cẩn thận khi mua hàng. Nhấp vào trang tiếp theo để tìm hiểu lý do tại sao giám sát con khi chơi đồ chơi là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho bé.

Kiểm soát chặt chẽ khi con chơi với đồ chơi

Trách nhiệm của bạn với tư cách là cha mẹ không chỉ dừng ở việc mua đồ chơi. Điều quan trọng là tất cả các trò chơi bé tham gia phải được giám sát để trẻ em có thể chơi một cách an toàn và tận hưởng niềm vui cùng một lúc. Một trong những cách tốt nhất để giám sát con cẩn thận là chơi với con.

  1. Luôn luôn dạy cho trẻ em cất đồ chơi sau khi chơi. Điều này giảm thiểu nguy cơ va đập và do đó làm giảm nguy cơ thương tích.
  2. Tránh cho trẻ nhỏ chơi với đồ chơi dành cho một đứa trẻ lớn tuổi hơn.
  3. Luôn luôn đọc nhãn an toàn và làm theo hướng dẫn sử dụng.
  4. An toàn đồ chơi

    van-de-an-toan-do-choi-tre-em

    Đồ chơi bị hỏng nên được sửa chữa hoặc vứt đi.

  5. Kiểm tra đồ chơi thường xuyên để phát hiện các bộ phận bị hỏng. Các bộ phận bị hỏng hoặc lỏng lẻo có thể khiến các cạnh sắc nét, mảnh vụn, rỉ hoặc các đầu gồ ghề nhô ra và làm bé bị thương. Tất cả đồ chơi bị hư hỏng phải được sửa chữa hoặc vứt đi.
  6. Kiểm tra các đường may bị rách của đồ chơi nhồi bông để ngăn trẻ em khỏi lôi bông gòn từ bên trong ra và nuốt nó.

Là trẻ con, ai cũng phải có đồ chơi. Tuy nhiên, tính an toàn của đồ chơi phải luôn được đặt trước niềm vui ngắn hạn của trẻ.

Nếu chúng ta mua đồ chơi mà không suy nghĩ cẩn thận và kiểm tra kĩ lương, chúng ta có thể mang lại những mối nguy hại ảnh hưởng đến sự an toàn của con. Lần sau khi bạn mua đồ chơi, hãy nhớ lướt qua các cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ này trong đầu để đảm bảo an toàn cho con.

Bố mẹ đừng quên chú ý đến các vấn đề an toàn đồ chơi trẻ em để con vừa vui chơi vừa phát triển an toàn nhất nhé.

Xem thêm:

  • Đồ chơi bé sơ sinh phải có
  • Tự làm đồ chơi cho bé từ 19 đến 36 tháng tuổi
  • 5 cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Michelle Le

  • Home
  • /
  • An toàn
  • /
  • Các vấn đề cơ bản về an toàn đồ chơi mà mỗi phụ huynh đều nên biết
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it