Các mũi tiêm mở rộng được xem là lớp “áo giáp” mạnh mẽ bảo vệ trẻ trước những bệnh truyền nhiễm. Do đó, việc cập nhật thông tin mới nhất về chương trình tiêm chủng là việc bố mẹ đừng nên bỏ qua!
Tầm quan trọng của các mũi tiêm mở rộng
Vacxin ra đời đã mở ra một kỉ nguyên mới cho sức khỏe nhân loại. Tiêm vacxin, con người có thể ngăn chặn những bệnh dịch ám ảnh như đậu mùa, cúm, sởi, uốn ván, …
Tại sao bố mẹ cần đưa con đi tiêm chủng?
Cơ thể trẻ em khá yếu ớt trước những tác động của môi trường. Sức đề kháng của trẻ chưa đủ mạnh để chống lại các virus gây bệnh. Tiêm vacxin là phương án hiệu quả nhất để giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ trẻ trước sự xâm nhập của virus.
Mũi tiêm mở rộng tại Việt Nam
Chi phí tiêm phòng một bệnh không quá cao. Nhưng để tiêm phòng nhiều bệnh, không phải gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Hiểu được điều đó, Bộ Y Tế đã triển khai tiêm vắc xin phòng 10 bệnh truyền nhiễm cho tất cả trẻ em Việt Nam. Mục đích lớn nhất là hỗ trợ phần nào xóa bỏ các bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em.
10 bệnh truyền nhiễm đó là: Viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Chương trình tiêm mở rộng cho trẻ là chương trình tiêm chủng miễn phí của Bộ Y Tế dành cho trẻ em Việt Nam giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi.
3 lợi ích khi tiêm chủng đầy đủ
Tiêm chủng đầy đủ, trẻ sẽ được:
- Phòng bệnh đầy đủ: Nếu được tiêm chủng đầy đủ, trẻ sẽ được bảo vệ an toàn trước những bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao trọn đời.
- Đảm bảo phát triển toàn diện: Không bị các bệnh truyền nhiễm, trẻ sẽ đảm bảo thể chất và trí não để phát triển toàn diện.
- Tiết kiệm chi phí: chi phí tiêm chủng chắc chắn thấp hơn chi phí điều trị.
Các mũi tiêm mở rộng năm 2019 có gì đặc biệt?
Một số thay đổi
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019, Bộ Y tế có một số thay đổi như sau:
- Thay thế vacxin Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vacxin ComBe Five (Ấn Độ). Đây là loại vacxin phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib.
- Triển khai vacxin bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV).
- Vacxin phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi.
Lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế năm 2019
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:
Trẻ sơ sinh
- Tiêm Vacxin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
- Tiêm Vacxin BCG Phòng bệnh lao
Trẻ 02 tháng
- Tiêm Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B- Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)
- Uống Vacxin bại liệt lần 1
Trẻ 03 tháng
- Tiêm Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B- Hib mũi 2
- Uống Vacxin bại liệt lần 2
Trẻ 04 tháng
- Tiêm Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
- Uống Vacxin bại liệt lần 3
Trẻ 09 tháng
Trẻ 18 tháng
- Tiêm Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
- Tiêm Vacxin sởi – rubella (MR)
Trẻ từ 12 tháng tuổi
- Vacxin Viêm não Nhật Bản mũi 1
- Tiêm phòng Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
- Vacxin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi
- Vacxin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 sau lần một 2 tuần)
Trẻ từ 3 đến 10 tuổi
- Vacxin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)
Bố mẹ nhớ theo dõi và cho bé tiêm phòng đầy đủ nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!