Các giai đoạn phát triển của thai nhi qua từng tháng thai kỳ, từ một tế bào nhỏ bé con đã lớn lên với hình hài của một em bé hoàn thiện. Mẹ hãy cùng tìm hiểu về giai đoạn 9 tháng 10 ngày qua bài viết dưới đây.
Tháng đầu tiên
Sau khi quá trình thụ thai thành công, những tế bào đầu tiên liên tục được phân chia. Phôi thai hình thành tiến vào tử cung. Từ đây em bé sẽ dần dần phát triển một cách kỳ diệu qua các tháng.
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1:
- Túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện.
- Trong vòng 4 tuần đầu, một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu hình thành, ví dụ như: miệng, cổ họng, tế bào máu và hệ thống tuần hoàn, …
- Kích thước của thai nhi: Tương đương với 1 hạt vừng
Mẹ bầu nên:
- Bổ sung acid folic và vitamin tổng hợp theo sự tư vấn của bác sĩ
- Ăn đủ chất, chú trọng đến các thực phẩm giàu forlic, vitamin B6, sắt và can xi, giúp thai nhi phòng tránh được các dị tật bẩm sinh về thể chất cũng như trí não.
- Nghỉ ngơi thật nhiều
- Tránh mang vác nặng
- Chuẩn bị cho những dấu hiệu thai nghén đầu tiên: Mệt mỏi, nôn ọe, buồn ngủ, …
Tháng thứ 2 – các giai đoạn phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Các cơ quan bên trong đang phát triển, đặc biệt là: ống thần kinh, đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác.
- Mẹ sẽ thấy tim thai của bé khi siêu âm
- Kích thước của thai nhi:Tương đương một hạt đậu nhỏ, dài khoảng 1,5 – 1,6cm
Mẹ bầu nên:
- Các triệu chứng ốm nghén rõ rệt hơn (tuy nhiên một số mẹ lại hoàn toàn không có hiện tượng này)
- Cẩn trọng trong mọi sinh hoạt hàng ngày, đi đứng nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng
- Mẹ cần ăn đủ chất, kiêng các loại thực phẩm gây co bóp tử cung như rau ngót, đu đủ xanh, …
- Tăng cường bổ sung acid folic, sắt, canxi, … những chất cần thiết cho quá trình hình thành khung xương của thai nhi vào tháng này
Tháng thứ 3
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Thai nhi dần trở nên cứng cáp hơn, ngón tay, ngón chân bắt đầu trở nên rõ rệt, thậm chí em bé còn có thể cử động ngón tay
- Cơ quan sinh dục đang phát triển mạnh mẽ nên bác sĩ có thể thông báo giới tính của bé vào tuần thai thứ 12
- Kích thước của thai nhi: Tương đương 1 quả quýt, nặng 15g, dài khoảng 5cm
Mẹ bầu nên:
- Tăng cường chất xơ vì đây là giai đoạn mẹ dễ bị táo bón
- Chia nhỏ bữa ăn, nhai kĩ, … để tránh bị đầy hơi, khó tiêu
- Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc và không thức khuya, giúp giảm triệu chứng thai nghén
- Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai, … thì nên tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu
Tháng thứ 4 – các giai đoạn phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Mí mắt, lông mi và tóc của thai nhi bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.
- Hệ thần kinh của bé đã đi vào hoạt động, em bé có thể mút ngón tay hay ngáp
- Mẹ bắt đầu cảm nhận được chuyển động của thai nhi thông qua những cú đạp
- Kích thước của thai nhi: Con nặng khoảng chừng 100g và có chiều dài tầm 15cm
Mẹ bầu nên:
- Cần lựa chọn những loại quần áo rộng rãi hơn vì chiếc bụng đã dần lộ rõ
- Chịu khó ăn uống da dạng, tăng khẩu phần ăn so với 3 tháng trước vì hiện tượng ốm nghén hầu như đã không còn
- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên đắp mặt nạ để cải thiện sắc tố da bị sạm trong tháng này
- Ngủ nghiêng về một bên (tốt nhất là về bên trái) với một chiếc gối ôm kẹp giữa 2 chân. Tư thế này sẽ giúp nhau thai có đủ máu và cải thiện chức năng thận.
Tháng thứ 5
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Con đã biết đạp và chuyển động nhiều hơn
- Lớp lông tơ mọc lên, ngoài ra một lớp gây cũng hình thành trên da của em bé
- Trọng lượng của thai nhi: Bé dài tầm 16,4 cm, nặng 300g
Mẹ bầu nên:
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và phòng tránh mệt mỏi hiệu quả.
- Tránh ở những nơi đông đúc, nhiều người và quá nóng bức
- Nằm nghiêng bên trái và sử dụng gối bầu
- Đi giầy đế thấp, tránh đứng quá lâu
- Giữ cho tinh thần thoải mái
Tháng thứ 6 – các giai đoạn phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Cơ thể gần như đã hoàn thiện, nhất là về khuôn mặt.
- Em bé bắt đầu có cảm nhận với các âm thanh cũng như ánh sáng
- Kích thước của thai nhi: Bé dài khoảng 34cm và nặng hơn 600g
Mẹ bầu nên:
- Tăng cường bổ sung canxi vì đây là giai đoạn hệ cơ xương phát triển mạnh mẽ
- Lựa chọn hình thức hoạt động thể chất phù hợp, giúp việc sinh nở sau này trở nên dễ dàng hơn
- Trò chuyện với thai nhi thật nhiều vì em bé đã có thể nghe thấy tiếng nói của mẹ
Tháng thứ 7
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Bé chuyển động mạnh mẽ trong bụng mẹ thông qua các cú đạp
- Thai nhi cũng rất nhạy cảm và phản ứng với âm thanh, ánh sáng nhiều hơn
- Thời gian bé ngủ và thức nên rõ ràng hơn
- Da bé đỏ và nhăn nheo, có thể bé đã bắt đầu tích tụ mỡ
- Kích thước thai nhi: nặng vào khoảng 900 – 1.350g và dài 38cm.
Mẹ bầu nên:
- Tránh đứng và ngồi một tư thế quá lâu. Hãy giữ cho cơ thể bạn hoạt động và linh hoạt.
- Thêm acid béo omega-3 vào chế độ ăn vì chúng giúp tăng cường phát triển não bộ của thai nhi.
- Tránh các thức ăn cay, có tính axit và có nhiều chất béo vì chúng có thể gây nên khó tiêu và ợ nóng.
- Thực hiện các phương pháp thai giáo cho bé thông qua trò chuyện, đọc sách, nghe nhạc cùng bé
- Tránh tiếp xúc với tiếng nhạc hoặc những tiếng ồn quá lớn vì thính giác của thai nhi đã hoàn thiện
Tháng thứ 8
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Cơ thể em bé gần như đã hoàn thiện trừ phổi
- Bé chuyển động nhiều hơn trong bụng mẹ
- Lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển
- Kích thước thai nhi: Bé nặng khoảng 2kg
Mẹ bầu nên:
- Theo dõi chuyển động của thai nhi thông qua việc đếm số lần bé đạp
- Chú ú tới các cơn gò tử cung để phân biệt giữa gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ
- Tiếp tục các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp giai đoạn sinh nở được dễ dàng hơn
- Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé
Tháng thứ 9 – các giai đoạn phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi trong tháng này:
- Sự phát triển của thai nhi đã hoàn thành, phổi và não phát triển cực kỳ nhanh chóng để bé chuẩn bị chào đời.
- Hầu hết bé đã quay đầu để chuẩn bị cho thời điểm chào đời
- Bé nặng khoảng 2,9-3,5kg
Mẹ bầu nên:
- Đặc biệt theo dõi số lần bé máy trong 1 giờ đồng hồ để đảm bảo con vẫn hoạt động khỏe mạnh
- Tìm hiểu về quá trình chuyển dạ, sinh con hoặc phương pháp sinh mổ cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh
- Chuẩn bị sẵn sàng túi đồ dùng đi sinh
- Theo dõi các dấu hiệu sinh như vỡ ối, cơn gò chuyển dạ, máu báo, …
- Tăng cường ăn các thực phẩm giúp việc sinh nở dễ dàng hơn như vừng đen, nước dứa
- Chịu khó tập thể dục, hoạt động nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai
9 tháng mang thai với bao vất vả, lo lắng nhưng cũng đầy hạnh phúc đang dần tới đích. Chúc mẹ bầu sinh nở mẹ tròn con vuông, em bé chào đời khỏe mạnh!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!