Các bệnh về lưỡi ở trẻ em hiện nay ghi nhận 6 bệnh lý phổ biến nhất. Có loại bệnh lý nhẹ nhưng cũng có những bệnh vô cùng nguy hiểm. Bố mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu các bệnh đồng thời quan sát thường xuyên trạng thái lưỡi của con để xem con có nguy cơ mắc 6 bệnh lý này:
- Viêm lưỡi bệnh lý
- Viêm lưỡi di trú
- Viêm lưỡi bản đồ
- Loét lưỡi Apthae
- Bệnh lưỡi trắng
- Ung thư lưỡi
Viêm lưỡi bệnh lý
Nhắc đến các bệnh về lưỡi ở trẻ em thì viêm lưỡi bệnh lý là loại bệnh phổ biến nhất. Dạng bệnh lý này có nguyên nhân từ nhiễm khuẩn, nấm hoặc do cơ thể trẻ thiếu các khoáng chất như vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin PP), hoặc thiếu sắt, thiếu máu ác tính… Các bệnh ngoài da như Lichen phẳng, aptơ, giang mai, ung thư… cũng gây nên viêm lưỡi bệnh lý cho trẻ nhỏ.
Viêm lưỡi bệnh lý là loại bệnh phổ biến nhất ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết của loại bệnh lý này là lưỡi trẻ bị đỏ, sưng to đồng thời xuất hiện nhiều mụn rộp. Trẻ bị nứt kẽ lưỡi, loét lưỡi hoặc lưỡi bị nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn. Trẻ có thể bị đau hoặc không…
Đây được coi là bệnh lý dạng nhẹ. Nếu trẻ mắc phải có thể an tâm điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể, có thể sử dụng kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu do virus, kháng nấm nếu viêm do nấm. Đồng thời ba mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ nếu trẻ bị viêm lưỡi do thiếu vitamin.
Xem thêm:
Bác sĩ gợi ý chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy
Viêm lưỡi di trú
Khác với viêm lưỡi bệnh lý, viêm lưỡi di trú thường không có triệu chứng rõ ràng. Đây cũng là dạng bệnh lý nhẹ, không nguy hiểm đến trẻ và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu mắc phải, trẻ cũng phải gặp cảm giác khó chịu nhất định.
Ba mẹ có thể làm giảm tình trạng khó chịu cho bé do viêm lưỡi di trú bằng cách cho trẻ súc miệng đều, có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý và vệ sinh răng miệng sạch sẽ từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Viêm lưỡi bản đồ
Nếu thấy lưỡi của trẻ xuất hiện những viền màu trắng trên lưng lưỡi đồng thời phía trong có màu đỏ sậm hơn màu lưỡi bình thường vì vậy gai lưỡi bị che đi, nhìn không rõ thì nhiều khả năng trẻ nhà bạn đang mắc tình trạng viêm lưỡi bản đồ. Theo các bác sĩ, viêm lưỡi bản đồ cũng là bệnh viêm lành tính. Nếu bệnh không diễn biến đến mức lưỡi bị loét thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt ăn uống của trẻ.
Viêm lưỡi bản đồ (Nguồn: Vinmec)
Viêm lưỡi bản đồ có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ. Tại nhà, như các dạng viêm lưỡi trên, bố mẹ có thể chữa trị và phòng ngừa bệnh lý này cho con bằng việc thường xuyên vệ sinh vùng miệng cho bé. Cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Với các trẻ đã lớn, tập thói quen tự vệ sinh răng miệng cho bé. Đồng thời với chế độ dinh dưỡng, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn cay, nóng và đồ uống có cồn. Tăng cường rau xanh và trái cây thanh mát trong khẩu phần của trẻ.
Xem thêm:
Các loại suy dinh dưỡng trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Loét lưỡi Apthae
Biểu hiện của loét lưỡi Apthae là lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hoặc ở chóp lưỡi khiến trẻ bị khó chịu, đau nhức dẫn đến chán ăn. Khi mắc phải bệnh lý này, trẻ không thể năng nhai thậm chí không thể phát âm bình thường.
Ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh loét lưỡi Apthae. Tại bệnh viện, bác sĩ có thể sẽ làm thêm các xét nghiệm để xem trẻ có bị thiếu máu hay không. Sau đó bé sẽ được điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.
Bệnh lưỡi trắng
Khi vùng miệng của bé có các dấu hiệu như: Lưỡi có màu trắng toàn bề mặt lưỡi, miệng có mùi hôi khó chịu kèm theo khô miệng, có thể bé đã mắc bệnh lưỡi trắng. Bệnh lưỡi trắng bị gây ra chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt ở trẻ.
Bệnh lưỡi trắng (Nguồn: Bệnh viện Thu Cúc)
Vì cũng không phải là dạng bệnh lý nguy hiểm nên việc khắc phục khá đơn gỉan. Phụ huynh chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, cạo lưỡi cho trẻ đều đặn mỗi ngày. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả giúp làm sạch miệng.
Bệnh ung thư lưỡi
Loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi là ung thư tế bào vẩy. Khi mắc bệnh này, lưỡi của trẻ sẽ xuất hiện vết loét, kéo dài lâu ngày, màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi nhưng không làm trẻ đau. Vì liên quan đến tế bào ung thư nên trường hợp này vô cùng nguy hiểm, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được làm sinh thiết và chẩn đoán bệnh.
Các bệnh về lưỡi ở trẻ em được đề cập ở trên bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa – Trưởng khoa Nhi, đại diện đội ngũ bác sĩ bệnh viện Thu Cúc. Với các dấu hiệu về lưỡi báo các loại bệnh lý dạng nhẹ, ba mẹ có thể bình tĩnh xử lý tại nhà và tiếp tục quan sát trạng thái sức khoẻ của bé. Đưa bé đến bác sĩ ngay trong trường hợp bệnh tình chuyển nặng.
Nguồn thông tin: Các bệnh về lưỡi ở trẻ em phổ biến nhất, mẹ có biết? – Bệnh viện Thu Cúc
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!